Cúm gà ở Nhật Bản:
Chủ tịch công ty gia cầm tự tử sau khi bán sản phẩm nhiễm virus!
17:53' 08/03/2004 (GMT+7)

Chiều nay 8/3, Bộ Nông Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản thông báo hai con quạ chết được tìm thấy gần một trại gà ở tỉnh Kyoto, miền Tây nước này, có kết quả xét nghiệm dương tính đối với cúm gia cầm. Cùng ngày, cảnh sát cho biết: chủ tịch công ty quản lý trang trại Asada đã tử tự cùng với vợ, do ân hận đã bán gà và trứng nhiễm virus cúm!

Quạ hoang ở Kyoto.

Một con quạ nhiễm virus được tìm thấy gần trang trại Asada Nosan Funai Nojo có dịch cúm gà, trong khi con còn lại ở cách đó 8km. Đây là lần đầu tiên virus cúm gia cầm lây lan cao H5N1 được phát hiện ở chim trời tại Nhật Bản.

Theo lời một quan chức thuộc Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản, có lẽ là hai con quạ trên nhiễm virus H5 lây lan cao từ gà ở trang trại này. Đó là trang trại thứ ba tại Nhật Bản tuyên bố bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm vào ngày 27/2. Quan chức nói: ''Chúng tôi không thể loại trừ hoàn toàn khả năng hai con quạ có lẽ đã lây truyền virus cúm, song nếu đúng thế thì chúng tôi đã thấy nhiều quạ chết trước đây''.

Sau đó, chủ tịch Hajimu Asada đã treo cổ tự tử trên một cành cây và để lại một tờ giấy trên bàn ăn với nội dung: ''Chúng tôi đã gây ra rắc rối lớn''!

Trang trại Asada Nosan Funai Nojo do Công ty Asada Nosan quản lý. Mặc dù có hơn 1.000 con gà chết mỗi ngày vào cuối tháng 2 song chủ trại không thông báo cho cảnh sát và vẫn tiếp tục xuất 15.000 gà sống và 900.000 trứng tới một nhà máy chế biến ở tỉnh Hyogo. Theo các quan chức giấu tên của tỉnh Hyogo, mười con gà sống được chuyển từ tỉnh Okayama tới nhà máy chế biến ở Hyogo và được nhốt chung với gà từ trang trại Asada cũng có kết quả xét nghiệm dương tính sơ bộ đối với cúm gia cầm.

Chủ tịch Công ty Asada Nosan(cận cảnh) và con trai cúi đầu xin lỗi tại một cuộc họp báo do không thông báo gà chết cho các nhà chức trách...

Vào thứ năm tuần trước, một trại gia cầm khác cách Asada Nosan 5km đã trở thành trang trại thứ tư thông báo có dịch cúm H5N1. Hiện 800 lính thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang tiến hành tiêu huỷ 140.000 con gà tại đây. Đợt dịch cúm đầu tiên ảnh hưởng tới tỉnh Tây Nam Yamaguchi vào tháng 1/2004. Tiếp theo là đợt dịch thứ hai ở quận Oita trên đảo Kyushu vào giữa tháng 2. Tất cả đều là do dạng H5N1 gây ra - virus cướp đi sinh mạng của 22 người ở Thái Lan và Việt Nam. Chưa có thông báo virus lây nhiễm sang người tại Nhật Bản.

Các chuyên gia cho biết hai con quạ nhiễm cúm H5N1 có thể là dấu hiệu cho thấy cúm gia cầm đang lây lan tại Nhật Bản. Giáo sư Hiroshi Kita thuộc ĐH Hokkaido nhận định: ''Tình hình có lẽ đã tạm lắng sau đợt dịch đầu tiên song tôi rất bi quan. Dịch cúm gia cầm có thể lây lan rộng hơn nữa''. Chính quyền các tỉnh đang giám sát sự di chuyển của chim di cư. Trong khi đó, Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp đã yêu cầu nông dân sử dụng lưới để ngăn chặn quạ hoặc các loài chim hoang dã xâm nhập vào trại. Họ cũng phải nhanh chóng thông báo liệu có phát hiện chim chết quanh khu vực sinh sống, cũng như thông báo về gà chết.

Cùng ngày, cảnh sát Nhật Bản thông báo Hajimu Asada, 64 tuổi, chủ tịch Công ty Asada Nosan, đã treo cổ tử tử cùng với vợ gần một trong những trại gà của Công ty. Công ty này đã bị chỉ trích do không thông báo gà chết tại một trang trại. Các nhà chức trách chỉ phát hiện ra sự thật sau khi nhận được cú điện thoại nặc danh. Thủ tướng Junichiro Koizumi nói: ''Vụ tử tự thật đáng buồn. Tuy nhiên, ngành gia cầm cũng như Chính phủ phải đảm bảo an toàn thực phẩm và tiếp tục nỗ lực giành lại lòng tin của người tiêu dùng''.

Minh Sơn (tổng hợp)

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Xóa đói giảm nghèo" cho cán bộ nghiên cứu? (05/03/2004)
Robot ASIMO tới Hà Nội vào trung tuần tháng 4 (05/03/2004)
WHO: Không khả thi tại châu Á! (05/03/2004)
Các trò chơi video dễ làm trẻ béo phì, quen với bạo lực! (03/03/2004)
Rosetta bắt đầu cuộc rượt đuổi Sao chổi (02/03/2004)
Chín hành động ưu tiên để bảo vệ sao la (01/03/2004)
Trung Quốc: Mười biện pháp phòng chống đại dịch cúm gia cầm (27/02/2004)
Robot thế hệ tiếp theo sẽ cùng chung sống và trợ giúp con người (26/02/2004)
Bỏng ngô: Bí quyết và những câu chuyện lý thú (25/02/2004)
Thử nghiệm tiềm năng nguy hiểm của H5N1 đối với người (25/02/2004)
Sao la vẫn bí hiểm! (25/02/2004)
Nguy cơ nghiêm trọng của cây GM đối với sức khoẻ con người (24/02/2004)
Đôi điều về rùa tai đỏ - động vật xâm hại (24/02/2004)
Cúm gà lây lan cao xuất hiện ở Mỹ (24/02/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang