Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
VAM-1 và bài học... hàng không dân dụng (18/04/2004)
Người máy ASIMO gặp gỡ bạn bè Việt Nam (17/04/2004)
"Bàn tròn" cho phát triển bền vững, liệu đã đủ? (15/04/2004)
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Cần tấm gương và cú hích! (14/04/2004)
Càng toàn cầu hóa, càng tăng sức ép môi trường (14/04/2004)
Tế bào chết đi như thế nào? (13/04/2004)
Đình chỉ sản xuất, nếu không di dời! (06/04/2004)
Rác thải máy tính: Nhập khẩu và xử lý... cái độc hại (06/04/2004)
Ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ: Vẫn bó tay?! (04/04/2004)
Làm sao để nuôi tôm hiệu quả và bền vững? (03/04/2004)
Vén màn thế giới bí ẩn của khủng long vùng cực (01/04/2004)
Màn bạc nhoà khói thuốc! (29/03/2004)
Chạy thử máy bay nhỏ: Thiết kế VAM-1 đạt yêu cầu (28/03/2004)
Tiêm vắc-xin ngừa cúm gà, khéo..."gậy ông đập lưng ông"! (25/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang
 
VIET NAM NET
 
Máy bay nhỏ Beaver ba chìm bảy nổi
22:44' 18/04/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo giới thiệu của bạn đọc phanbinh21@..., viết thêm về máy bay siêu nhẹ (ở Việt Nam gần đây gọi là "máy bay nhỏ") Beaver, phân biệt giữa loại Beaver RX-550 với Beaver RX-550 Plus để làm sáng tỏ thêm vài khía cạnh quanh vụ chế tạo máy bay nhỏ VAM-1

Trích thư bạn đọc VietNamNet góp ý về "vụ VAM-1"

* Bạn đọc Phan Đình Bình (phanbinh21@...): Tôi hiện làm PhD ngành vật lý tại trường Đại học Tổng hợp Vancouver, Canada (UBC). 

Theo đăng ký tại Canada thì máy bay của mấy "nhà chế tạo" Việt Nam là loại Beaver RX 550 không có chữ Plus. Loại này được sản xuất bởi hai công ty Beaver RX Enterprises và Spectrum Aircraft. Hai công ty ấy không còn làm loại này và đã bán bản quyền lại cho Công ty Aircraft Sales and Parts (gọi tắt là ASAP, Canada) từ năm 1993.

Chữ Plus được cộng thêm khi loại máy bay siêu nhẹ Beaver RX 550 thuộc về ASAP. Có thể nói từ sau năm 1993, không còn loại Beaver RX 550 (không có chữ Plus) được sản xuất nữa. Do vậy, nghi vấn Beaver RX 550 của mấy "nhà chế tạo" Việt Nam là máy bay cũ, tân trang và chỉ mua mới động cơ là hoàn toàn có cơ sở.

Xin giới thiệu bài báo nói về lịch sử loại máy bay siêu nhẹ Beaver RX 550 Plus ở địa chỉ: http://www.ultralight.ca/articles2.htm

Tôi rất mong VietNamNet nêu đúng sự thật về vụ này. Nước chúng ta nghèo, cần đầu tư cho khoa học nhưng cũng rất cần những nhà khoa học thật sự, còn nếu không thì tiền sẽ không bao giờ mang lại kết quả nghiên cứu có ý nghĩa nào. Đây phải chăng là một ví dụ cho những dự án khoa học không bao giờ mang lại hiệu quả?

* Bạn đọc Pham Dong Trieu (phamdongtrieu@...): Nghe Việt Nam "chế tạo" được máy bay nhỏ, tôi mong đợi bấy lâu. Nhưng không ngờ lại bị... mừng hụt. Tôi không thể ngăn nổi sự chán ngán trước cái gọi là phát minh ''Máy bay được sản xuất ở Việt Nam''. Thực tế thiết kế một chiếc máy bay không khó, miễn là có đủ ngân sách để tài trợ cho chương trình đó cũng như có một chính sách hỗ trợ. Suýt nữa, tôi quên rằng các linh kiện tinh vi và máy bay, dù là "siêu nhỏ", vẫn phải được thiết kế với những bằng chứng khoa học: bản vẽ, quy trình, thủ tục, v.v... Nếu không, đó chỉ là những thứ đồ chơi.

Tôi là một kỹ sư hàng không, đang làm việc ở Hoa Kỳ cho Hãng Boeing và NASA. Dù ở đây xa Việt Nam nửa vòng Trái đất, tôi cũng có thể khẳng định rằng chiếc máy bay VAM-1 là "copy" rồi. Muốn chứng minh điều này cũng không có gì khó. Ta chỉ cần hỏi rằng: "Thế bản vẽ thiết kế đâu?"!

Có lẽ tôi cần phải trình bày sơ lược về công đoạn thiết kế máy bay. Với máy bay 737-XXX loại trung, cần hàng vạn bản vẽ, khoảng 5.000 kỹ sư, 1.000 kỹ sư sản xuất (manufacture engineer), 200 kỹ sư về điện và lắp đặt (electrical/installation engineer), và nhiều chuyên gia khác nữa, tiến hành trong ít nhất hai năm, và nhiều năm nữa để bảo hành, sửa chữa và cải tiến trong điều kiện đầy đủ nhân lực và các phương tiện hiện đại. Có sơ sơ khoảng 3.000.000 chi tiết khác nhau cho một máy bay loại nhỏ. Với xe hơi, việc thiết kế một chiếc xe hơi cũng cần khoảng 30.000 chi tiết khác nhau.

Vì vậy, nghe người trong cuộc tự biện bạch rằng chiếc máy bay siêu nhẹ được thiết kế, chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm ở Canada trong một năm với chỉ ba người thì quả là một phép lạ! Bởi dẫu cho đây chỉ là một máy bay "siêu nhỏ", song tôi cho rằng có thể cần đến khoảng 1.000 chi tiết khác nhau. Và như thế, các vị phải cần khoảng 1.000 bản vẽ, cùng các quy trình, thủ tục thích hợp và hàng ngàn những thứ khác nữa để làm ra nó. Trong khi đó, nghe kể là cái máy bay "siêu nhỏ" này được thiết kế và lắp ráp hoàn chỉnh chỉ với ba bộ óc "cỡ siêu" và sáu đôi tay trần thì thật là... bất ngờ và kỳ diệu!

Beaver RX 550.

Với khoảng 2.200 chiếc được sử dụng kể từ đầu những năm 1980, Beaver có lẽ là loại máy bay siêu nhẹ nổi tiếng nhất và thành công nhất của Canada. Tuy nhiên, do sai lầm của các công ty trước đây sản xuất loại máy bay này, Beaver suýt nữa biến mất khỏi bầu trời.

Ban đầu, máy bay siêu nhẹ Beaver RX-550 là sản phẩm của Công ty Spectrum Aircraft. Sau khi công ty này cải tổ, loại máy bay siêu nhẹ RX-550 rơi vào tay Công ty Beaver RX Enterprises.

Khi Beaver RX Enterprises đóng cửa nhà máy, hàng nghìn người sở hữu cũng như nhà phân phối máy bay siêu nhẹ Beaver không biết xoay sở ra sao. 

Chính vào lúc đó, ASAP (Aircraft Sales and Parts) - công ty sản xuất một loại máy bay siêu nhẹ khác tên là Chinook Plus 2 - đã tiếp cận với một số thương gia bán Beaver và khách hàng để xem có thể cung cấp các linh kiện thay thế cho Beaver chăng. Chinook Plus 2 cũng có cấu tạo tương tự Beaver. Do vậy, ASAP đã cứu được Beaver, như đã làm với Chinook trước đó.

ASAP không chỉ mua lại bản quyền các loại máy bay siêu nhẹ Beaver và Chinook mà còn cải tiến chúng rất nhiều. Ngày nay, cả Chinook và Beaver đều được thêm chữ Plus để chỉ rõ những cải tiến của ASAP.

Do thị trường vẫn có nhu cầu lớn đối với máy bay Beaver RX-550, ASAP đã thiết kế cánh và đuôi mới (như đã từng làm với Chinook trước đây), dẫn tới sự ra đời của RX-550 Plus. Đối với loại Beaver cổ hơn, công ty sản xuất các linh kiện nâng cấp chúng thành RX-550 Plus. Ngày nay, ASAP sản xuất các tất cả linh kiện cho Chinook, Beaver (kiểu mới và cũ) tại St Paul, Alberta, Canada.

Không giống RX-650 đã từng được Beaver RX Enterprises sản xuất, RX-550 Plus có khung làm toàn bằng nhôm và mép đầu cánh hơi cong. So với mọi loại máy bay siêu nhẹ trên thị trường hiện nay, RX-550 có hình dạng tương đối cổ điển và vẫn hấp dẫn với nhiều người. Hơn 2.000 người mua trước đây đã chứng tỏ điều đó.

Thời gian cần để sản xuất một chiếc RX-550 là 150-180 giờ. Do việc lắp ráp động cơ đúng cách cho máy bay có ý nghĩa quan trọng nên các nhà chế tạo máy bay siêu nhẹ khác chỉ cung cấp cho khách hàng một - hai loại động cơ. Trong khi đó, ASAP cung cấp cho khách hàng nhiều loại động cơ, từ Rotax 582 (2 kỳ và 65 mã lực), Rotax 912 (4 kỳ và 80 mã lực), HDS cho tới HKS 700E 4 kỳ. Do Beaver có trọng lượng nhẹ và độ cân bằng cao nên có thể lắp cho nó các loại động cơ nặng hơn nữa. Hệ thống kiểm soát của RX-550 Plus đã được cải tiến rất nhiều song vẫn giữ được tính đơn giản, sử dụng cần đẩy để kiểm soát cánh và dùng cáp để tác động tới chuyển động ở bánh lái.

Trước khi ASAP sở hữu thiết kế RX-550, ít nhất đã có một chiếc Beaver bị gãy cánh. Để khắc phục điểm yếu này, ASAP đã tăng ống lót ở mép cánh trước và thay thế cáp đỡ bằng ống. Kết quả là có chiếc Beaver đã bay được hơn 2.000 giờ ở Nam Phi kể từ khi cải tiến cánh. Một sự thay đổi quan trọng nữa đối với RX-550 là thay thế vải phủ cánh Dacron bằng Ceconite bền hơn và giữ cánh máy bay tốt hơn.

Thông số máy bay siêu nhẹ Beaver RX-550 Plus

Trọng lượng rỗng 204kg
Tổng trọng lượng 477kg
Sải cánh 9,75m
Diện tích cánh 14,3m2
Động cơ Rotax 503/582
Tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu 104km/giờ
Cấu trúc Ống và sợi nhôm

Beaver có một lịch sử rạng rỡ. Nếu bạn hỏi các phi công lái máy bay nhỏ hoặc máy bay nhẹ khắp thế giới, nhiều người sẽ nói rằng họ chẳng lạ gì loại máy bay này.

Cách đây gần một thế kỷ, hãng Beaver RX Enterprises bán RX-650 với giá khoảng 12.000 USD với động cơ Rotax 503. Ngày nay, giá bán lẻ Beaver RX-550 là 8.570 USD, chưa kể động cơ. Khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại động cơ, chẳng hạn như Rotex 503 mới với giá 4.000 USD. Mức giá này thấp hơn vì 12.000 USD ngày nay chỉ bằng khoảng 9.000 USD cách đây chừng mười năm.

Chùm ảnh về máy bay siêu nhẹ Beaver:

  • Minh Sơn (tổng hợp)
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
VAM-1 và bài học... hàng không dân dụng (18/04/2004)
Người máy ASIMO gặp gỡ bạn bè Việt Nam (17/04/2004)
"Bàn tròn" cho phát triển bền vững, liệu đã đủ? (15/04/2004)
Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Cần tấm gương và cú hích! (14/04/2004)
Càng toàn cầu hóa, càng tăng sức ép môi trường (14/04/2004)
Tế bào chết đi như thế nào? (13/04/2004)
Đình chỉ sản xuất, nếu không di dời! (06/04/2004)
Rác thải máy tính: Nhập khẩu và xử lý... cái độc hại (06/04/2004)
Ô nhiễm kênh Thầy Cai - An Hạ: Vẫn bó tay?! (04/04/2004)
Làm sao để nuôi tôm hiệu quả và bền vững? (03/04/2004)
Vén màn thế giới bí ẩn của khủng long vùng cực (01/04/2004)
Màn bạc nhoà khói thuốc! (29/03/2004)
Chạy thử máy bay nhỏ: Thiết kế VAM-1 đạt yêu cầu (28/03/2004)
Tiêm vắc-xin ngừa cúm gà, khéo..."gậy ông đập lưng ông"! (25/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang