,
221
2123
Vấn đề
vande
/khoahoc/vande/
538608
Phục hồi thị lực bằng cấy ghép mô bào thai
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Phục hồi thị lực bằng cấy ghép mô bào thai

Cập nhật lúc 10:07, Thứ Sáu, 19/11/2004 (GMT+7)
,

Cách đây ba năm, Elisabeth Bryant tin rằng cô sẽ bị mù suốt đời. Giờ mặc dù thị lực không hoàn hảo song cô có thể đọc sách báo, chơi game trên máy tính và kiểm tra email. Tất cả là nhờ ghép mô.

Soạn: AM 182353 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Người già thường mắc bệnh suy thoái điểm đen.

Bryant mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố, một loại bệnh nhãn khoa gây mù loà cho bốn thế hệ trong gia đình cô. Cùng với năm bệnh nhân khác, những người mắc viêm võng mạc sắc tố hoặc suy thoái điểm đen, cô được cấy ghép một mảng tế bào võng mạc. Mặc dù sự phục hồi của Bryant là khá nhất song bốn bệnh nhân khác cũng có kết quả tích cực.

Kỹ thuật trên do Robert Aramant thuộc ĐH Louisville (Mỹ) cùng đồng nghiệp Magdalene Seiler phát triển. Từ trước tới nay chưa có kỹ thuật nào khác đạt được mức thành công cao như thế này. Cục dược thực phẩm Mỹ đã cho phép nhóm tiếp tục tiến hành các ca cấy ghép đối với những người mắc bệnh nhẹ hơn. Aramant tin rằng kết quả sẽ còn tốt hơn.

Tuy nhiên, có một hạn chế là các mảng tế bào võng mạc mà nhóm sử dụng được lấy từ bào thai bị sẩy. Đối với một số người, điều này là không thể chấp nhận được. Mặc dù hàng triệu ca nạo thai được tiến hành mỗi năm tại Mỹ song mô từ bào thai hiếm khi được hiến tặng. Nếu các cuộc thử nghiệm tiếp tục thành công và kỹ thuật bắt đầu được sử dụng rộng rãi, sẽ không có đủ mô để đáp ứng nhu cầu. Nhiều người phản đối còn cho rằng phụ nữ sẽ bị dụ dỗ nạo thai để cung cấp mô phục hồi thị lực của chính họ hoặc người thân.

Một số nước chẳng hạn như Anh đã có quy định rõ ràng để đảm bảo hành vi trên không xảy ra. Tuy nhiên, những quy định như vậy không tồn tại ở Mỹ. Một số nhóm khác đang đặt hy vọng vào tế bào gốc để điều trị bệnh mắt. Có thể biến tế bào gốc thành tế bào võng mạc và trong tuần này có thông báo rằng mắt của người 60 tuổi chứa các tế bào gốc. Những tế bào đó có khả năng hình thành mọi loại tế bào khác nhau trong võng mạc.

Mặc dầu vậy, các nỗ lực điều trị bệnh suy thoái thị lực bằng tế bào gốc ở động vật đã thất bại. Nguyên nhân là các nhà nghiên cứu đã cấy tế bào không cấu trúc vào võng mạc. Aramant và Seiler nghĩ rằng chìa khoá dẫn tới thành công là họ cấy ghép lớp trên của võng mạc rộng 2mm vuông. Lớp này bảo vệ tế bào nhạy sáng cũng như hỗ trợ các tế bào nuôi dưỡng chúng. Nhóm cũng đang kiểm tra khả năng cấy mảng tế bào võng mạc của lợn chuyển gien để giảm nguy cơ đào thải.

  • Minh Sơn (Theo NewScientist, Science)
,
,