,
221
2123
Vấn đề
vande
/khoahoc/vande/
582910
Mỹ chuẩn bị thử nghiệm vắc-xin cúm gia cầm
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Mỹ chuẩn bị thử nghiệm vắc-xin cúm gia cầm

Cập nhật lúc 22:19, Thứ Năm, 24/02/2005 (GMT+7)
,

Chính phủ Mỹ đang chuẩn bị thử nghiệm một loại vắc-xin cúm gia cầm, đồng thời tăng cường giám sát, dự trữ cả vắc-xin lẫn thuốc chống virus để đề phòng dịch cúm xảy ra ở nước này.

Nếu H5N1 đột biến, vắc-xin được bào chế hiện nay là vắc-xin chống lại dạng H5N1 đang lưu hành. Do vậy, vắc-xin đó có thể ít hiệu quả hơn song vẫn có tác dụng bảo vệ.

Hôm 23/2, các quan chức Mỹ cho biết hai triệu liều vắc-xin đang được tích trữ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cũng như để kiểm tra liệu chúng có duy trì được hiệu quả ngừa virus hay không. TS Julie Gerberding, Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh liên bang (CDC), nói rằng dịch cúm năm 1918 không xuất hiện đột ngột mà dần đột biến thành dạng nguy hiểm hơn, cướp đi sinh mạng của 20-50 triệu người. Hiện các quan chức y tế lo ngại H5N1 cũng sẽ đột biến thành dạng dễ lây truyền giữa người và người. Do vậy, điều quan trọng là dự trữ vắc-xin lẫn thuốc chống virus để sẵn sàng phản ứng khi điều đó xảy ra.

Tại ngày làm việc thứ hai của Hội thảo quốc tế cúm gia cầm, các đại biểu cho rằng mọi chiến lượng kiểm soát cúm gia cầm dài hạn cần phải tính tới vai trò của vịt và các loài chim nước khác. Chúng là những thủ phạm lớn lây truyền virus H5N1. Nguyên nhân là vịt mang virus mà không bị ốm.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyên gia đều tin rằng vịt thả rông và các loài chim hoang dã là thủ phạm duy nhất lây truyền virus. Có bằng chứng cho thấy việc buôn bán gia cầm sống; nuôi và nhốt nhiều loài gia cầm trong cùng trang trại hoặc chợ; điều kiện an toàn sinh học không đảm bảo cũng góp phần lây lan virus.

Trong khi các chính phủ và nhà nghiên cứu chạy đua để phát triển và thử nghiệm vắc-xin thì các đại biểu cũng thảo luận về hiệu quả của vắc-xin trong việc ngừa H5N1.Ông Hans Troedsson, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng nếu H5N1 đột biến, vắc-xin được bào chế hiện nay là vắc-xin chống lại dạng H5N1 đang lưu hành. Do vậy, vắc-xin đó có thể ít hiệu quả hơn song vẫn có tác dụng bảo vệ.

Tám nghìn liều vắc-xin thử nghiệm đầu tiên gần được chia thành hai loại có liều lượng khác nhau. Chúng chuẩn bị được chở từ công ty dược Sanofi Pasteur tới Viện các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia (NIAID) để thử nghiệm trên người. TS Anthony Fauci, Giám đốc NIAID, cho biết vắc-xin sẽ được thử nghiệm tại Rochester, New York, St Louis, Maryland và Texas để đảm bảo tính an toàn cũng như để xác định liều lượng phụ hợp cho mỗi nhóm tuổi.

Ngoài vắc-xin dành cho thử nghiệm, Sanofi Pasteur đã sản xuất hai triệu liều vắc-xin cúm gia cầm dưới dạng hàng loạt. Những vắc-xin này đang được giám sát về tính hiệu nghiệm nhằm xác định liệu có thể sản xuất chúng trước và dự trữ cho tới khi cần dùng hay không. Theo Fauci, số vắc-xin trên có thể được đem ra sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Nếu nhu cầu tăng lên, công ty có thể nhanh chóng sản xuất tới 10 triệu liều. Được biết, mỗi năm có hơn 100 triệu liều vắc-xin cúm thông thường được sản xuất để sử dụng tại Mỹ. Tuy nhiên, năm nay chỉ có khoảng 58 triệu liều do một nhà sản xuất mất khả năng cung cấp.

Phát ngôn viên CDC Tom Skinner cho biết CDC đã dự trữ thuốc chống virus để sử dụng trong trường hợp bùng nổ đại dịch. Cơ quan này cũng tăng cường giám sát tình hình cúm gia cầm, triển khai nhân viên tới châu Á để giám sát bệnh dịch cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhằm phát hiện sớm các bệnh nhân cúm tại Mỹ, CDC đã yêu cầu các sở y tế địa phương điều tra lịch sử đi lại gần đây của những người có triệu chứng cúm. Ngoài ra, CDC kêu gọi xét nghiệm những người đã ở vùng dịch trong vòng 10 ngày, người đã tới thăm các nước hiện có dịch cúm để phát hiện cúm gia cầm.

  • Minh Sơn (Tổng hợp từ các báo Mỹ )
,
,