,
221
479
Xu hướng
xuhuong
/khoahoc/xuhuong/
199808
Xác định thành công bản đồ giác mạc người
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Xác định thành công bản đồ giác mạc người

Cập nhật lúc 23:29, Thứ Năm, 12/02/2004 (GMT+7)
,

Khi có bản đồ trong tay, việc đi lại của chúng ta sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Trong y học cũng vậy, một tấm bản đồ sinh học có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là đối với công việc đòi hỏi độ chính xác cực cao như phẫu thuật giác mạc.

Phẫu thuật mắt đòi hỏi độ chính xác cực cao vì cấu trúc của mắt cực kỳ tinh vi.

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Cardiff (Anh) vừa cho ra đời tấm bản đồ chi tiết nhất từ trước đến nay về giác mạc người. Nhờ vậy, giới bác sĩ phẫu thuật có thể nâng cao kỹ thuật của mình, đồng thời hiểu rõ hơn về những biến chứng có thể nảy sinh sau khi phẫu thuật. Keith Meek, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi muốn đóng góp sức mình để cho công việc phẫu thuật đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh. Với tấm bản đồ này, bác sĩ sẽ biết chính xác họ đang đưa mũi dao vào đâu."

Giác mạc là phần hình tròn trong suốt phía trước nhãn cầu. Với chiều dày 0,5mm, giác mạc được tạo thành từ khoảng 200 lớp protein có tên gọi là collagen, sắp xếp thành các bó hình sợi. Quyết định 2/3 sức tập trung của mắt, giác mạc chịu trách nhiệm khúc xạ ánh sáng vào khu vực bên trên thuỷ tinh thể, sau đó hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Mặc dù không chứa mạch máu nhưng giác mạc rất nhạy cảm với đau đớn. Hầu hết các bó hình sợi trong mỗi lớp collagen đều nằm song song với nhau và có xu hướng chạy theo các hướng khác nhau. Do vậy, chúng tạo thành một "dàn giáo" rất vững chắc để giữ cho giác mạc được ổn định. Khó khăn lớn nhất mà khoa học vướng phải là không xác định được hướng cụ thể của mỗi bó sợi dẫn tới đâu.

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Meek đã tiến hành chụp cắt lớp giác mạc không dùng đến do một ngân hàng cấy ghép của Anh cung cấp. Với kỹ thuật nhiễu xạ X-quang vốn thường được dùng để xác định cấu trúc tinh thể, các nhà nghiên cứu đã tìm được cơ cấu sắp xếp của bó collagen tại hơn 1.000 điểm trên khắp bề mặt giác mạc. Họ nhận thấy rằng, hầu hết các bó ở tâm giác mạc đều nằm dọc (từ lông mày tới cằm) hoặc nằm ngang (từ mũi tới tai). Tại cạnh giác mạc, hầu hết các bó sợi đều được sắp xếp sao cho tạo thành một vòng quanh mắt. Cách sắp xếp này sẽ khiến cho khu vực giao giữa lòng trắng và giác mạc thêm vững chắc.

Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật đòi hỏi phải cắt xuyên qua giác mạc. Chẳng hạn, với kỹ thuật phẫu thuật mắt bằng laser LASIK, bác sỹ sử dụng tia laser để cắt những lớp collagen phía dưới giác mạc nhằm giúp người bệnh nhìn rõ hơn, sắc nét hơn. Để làm được điều này, trước hết các lớp ngoài cùng sẽ được rạch tại 3 cạnh, sau đó bác sỹ sẽ nhấc lên như mở một cánh cửa. Sau khi kết thúc phẫu thuật, mảnh giác mạc này lại được trả về với vị trí ban đầu và giác mạc sẽ tự lành lại. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, giác mạc bệnh nhân sẽ hình thành các vết sẹo tạm thời hoặc vĩnh viễn, khiến cho người bệnh chỉ còn nhìn thấy lờ mờ. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị giảm khả năng nhìn đêm hoặc có cảm giác nhức mắt vì áp suất trong mắt bị giảm xuống. Điều đáng nói là cho tới nay, giới khoa học vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về một số biến chứng sau phẫu thuật giác mạc.

Xác định được hướng của bó collagen là yếu tố quyết định đến việc hình thành bản đồ giác mạc.

Nhờ nắm được cấu trúc hướng của bó collagen, bác sĩ phẫu thuật có thể hiểu rõ hơn về quá trình phẫu thuật giác mạc, đảm bảo tỉ lệ an toàn cao hơn cho người bệnh. Trong y học, vấn đề sức khỏe của bệnh nhân luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đây chính là điều mà tấm bản đồ giác mạc hướng tới.

Khánh Hà (Theo Nature)

,
,