,
221
479
Xu hướng
xuhuong
/khoahoc/xuhuong/
286455
Sinh ''con thiết kế'' để lấy tế bào gốc
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Sinh ''con thiết kế'' để lấy tế bào gốc

Cập nhật lúc 15:51, Thứ Năm, 06/05/2004 (GMT+7)
,

Năm đứa trẻ khoẻ mạnh vừa được sinh ra tại Mỹ để cung cấp tế bào gốc điều trị cho anh chị ruột mắc các chứng bệnh nghiêm trọng không phải do di truyền.

Đây là lần đầu tiên trẻ em được sinh ra để cung cấp tế bào gốc cho anh chị ruột.

Theo nhóm nghiên cứu do Anver Kuliev, thuộc Viện Di truyền Sinh sản ở Chicago đứng đầu, năm trẻ này chào đời sau khi sử dụng kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước khi cấy phôi vào tử cung (PDG) để kiểm tra xem các phôi thai có mô phù hợp với anh chị đang bị ốm của chúng hay không. Mục đích là cung cấp tế bào gốc để cấy ghép cho những trẻ em mắc bệnh máu trắng, hoặc một chứng bệnh hiếm được gọi là thiếu máu Diamond-Blackfan (DBA).

Mohammed Taranissi thuộc Trung tâm Trợ giúp Phụ khoa và Sinh sản tại London, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận xét: ''Đây là một bước tiến lớn bởi nó cung cấp cho con người một sự lựa chọn khác. Trước đây, sự lựa chọn duy nhất là kiểm tra anh chị em ruột hoặc người thân của bệnh nhân để xác định liệu họ có mô phù hợp hay không, hoặc sinh một đứa con khác với hy vọng nó có mô giống đứa trước''.

Đối với những người cố sinh một đứa con khác bằng phương pháp tự nhiên, cơ hội đứa con sắp chào đời có mô giống anh chị của nó chỉ là 20%. Đối với phương pháp mới, cơ hội hợp mô là 98% và bác sĩ sẽ huỷ phôi trước khi cấy vào tử cung nếu phôi không có mô phù hợp với anh chị của nó.

Tuy nhiên, sử dụng công nghệ này để tạo ra ''một đứa con theo ý muốn'' nhằm điều trị cho một đứa con khác đang bị ốm lại gây tranh cãi lớn. Một cặp vợ chồng người Anh tham gia vào nghiên cứu này đã tới Mỹ để áp dụng kỹ thuật trên sau khi Cục Phôi và Sinh sản người của Anh (HFEA) không cho phép họ tạo ra một đứa con có mô phù hợp để cung cấp tế bào gốc cho cậu con trai Charlie đang bị ốm của họ.

Thụ tinh trong ống nghiệm và phân loại mô được sử dụng tại Mỹ để giúp gia đình Whitaker sinh một cậu con trai có mô phù hợp hoàn hảo với người anh Charlie - người mắc bệnh DBA. Whitakers bị cấm áp dụng kỹ thuật trên tại Anh bởi  không có gì đảm bảo phôi thai không mắc DBA. HFEA cũng coi kỹ thuật này là trái phép và vô đạo đức. Chẩn đoán di truyền trước khi cấy phôi vào tử cung chỉ được phép tiến hành tại Anh nếu bản thân phôi thai có nguy cơ mắc một chứng bệnh di truyền nào đó.

Từ năm 2002 tới 2003, Kuliev và đồng nghiệp đã điều trị cho chín cặp vợ chồng có những đứa con cần tuỷ xương để cấy ghép. Sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, 199 phôi được tạo ra. Một tế bào đơn nhất được trích từ mỗi phôi thai ba ngày tuổi. Sau đó, ADN của tế bào đó được phân tích để xác định loại mô. Trong số này, 45 phôi được lựa chọn là phù hợp HLA. HLA hay kháng nguyên Leukocyte ở người quyết định tính tương thích giữa mô của người cho và mô người nhận.

Tổng số 28 phôi được cấy vào tử cung của bà mẹ, dẫn tới năm ca mang thai và sinh con. Taranissi cho biết: ''Lợi ích của kỹ thuật này là nó không sử dụng tế bào từ cơ thể của đứa trẻ được sinh ra. Chúng tôi sử dụng tế bào gốc lấy từ cuống rốn của chúng''.

  • Minh Sơn (Theo Scientist)
,
,