,
221
479
Xu hướng
xuhuong
/khoahoc/xuhuong/
429906
Robot... khéo tay: gấp giấy origami
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Robot... khéo tay: gấp giấy origami

Cập nhật lúc 21:50, Thứ Tư, 26/05/2004 (GMT+7)
,

Một sinh viên Mỹ đã chế tạo thành công robot có khả năng gấp các mô hình bằng giấy theo nghệ thuật gấp giấy origami của Nhật Bản.

Người máy đang gấp máy bay.

Origami liên quan tới việc gấp và thỉnh thoảng xé giấy để tạo nên những mô hình ba chiều của động vật, người và các vật thể khác. Tạo ra những cấu trúc bằng giấy như vậy có thể là công việc tương đối đơn giản đối với một người khéo léo song lại là thách thức đối với robot. Nguyên nhân là vì con người thường cần robot để thao tác các vật liệu cứng chứ không phải là giấy mỏng và linh hoạt. Mô phỏng công việc tạo ra một mô hình origami cũng rất phức tạp về mặt toán học và máy tính.

Tuy nhiên, Devin Balkcom thuộc ĐH Carnegie Mellon ở Pittsburgh đã thiết kế và chế tạo một robot có khả năng làm những đồ vật origami đơn giản như máy bay và mũ. Balkcom chế tạo robot origami của anh bằng một cánh tay cơ khí công nghiệp do Công ty Adept Technology ở California, sản xuất. Robot sử dụng một chiếc cốc hút tí hon, được gắn vào cánh tay cơ khí để nhặt giấy lên, xoay và đặt nó lên trên một rãnh hẹp trên bàn làm việc. Sau đó, một chiếc thước kẽ hạ xuống và ép giấy vào trong rãnh để tạo ra một nếp gấp.

Phương pháp này ít chính xác hơn so với con người và làm sáng tỏ một số vấn đề thú vị về máy móc. Balkcom thừa nhận đây mới chỉ là bước đầu và cho biết: ''Mối quan tâm chính của chúng tôi về origami là thao tác. Hiện chúng tôi đang tìm hiểu về các kỹ năng origami phức tạp hơn, đòi hỏi thao tác đồng thời nhiều nếp gấp không cùng một đường thẳng. Robot này sẽ là cơ sở cho những khám phá tiếp theo để có thể dẫn tới sự ra đời của robot khéo tay hơn''.

Huosheng Hua, nhà nghiên cứu robot tại ĐH Essex (Anh) cho biết việc chế tạo các robot có thể thao tác các vật liệu khó sẽ có ý nghĩa quan trọng nếu chúng ta muốn chúng hoạt động trong môi trường bình thường của con người. Ông nói: ''Một đứa trẻ năm hoặc sáu tuổi có thể buộc dây giày song không một robot nào có thể làm điều đó. Các vật liệu như thế quá linh hoạt''.

Giáo sư khoa học máy tính và robot Matthew T. Mason, cố vấn của Balkcom, cho biết: ''Robot là một công cụ để hiểu biết về vật lý và toán học trong thế giới quanh chúng ta. Ngay khi các bạn chế tạo được một robot có thể bắt chước các nhiệm vụ của con người, bạn có thể hiểu nhiều hơn về sự khéo léo của con người. Sự khéo léo đó thường được cho là ngẫu nhiên''.

  • Minh Sơn (Theo NewScientist, ScienceDaily) 
,
,