,
221
479
Xu hướng
xuhuong
/khoahoc/xuhuong/
566043
Cuộc đua nghiên cứu tế bào gốc, ai sẽ thắng?
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Cuộc đua nghiên cứu tế bào gốc, ai sẽ thắng?

Cập nhật lúc 09:34, Thứ Bảy, 15/01/2005 (GMT+7)
,

Hàn Quốc, Singapore và các quốc gia châu Á khác đang chạy đua để giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc đầy hứa hẹn. Liệu họ có thể vượt Mỹ?

Soạn: AM 245234 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tế bào gốc có thể phát triển thành mọi loại tế bào, thay thế các mô tổn thương trong cơ thể.

Vào đầu tuần này, chính phủ Hàn Quốc đã cho phép nhóm của GS Hwang Woo Seok tiếp tục nghiên cứu tế bào gốc nhằm tìm ra phương pháp trị tiểu đường, liệt não, bệnh liệt rung và nhiều bệnh khác. Các nhà khoa học phải tuân thủ mọi hướng dẫn chi tiết mà Bộ Y tế nước này ban hành trong tháng 12/2004, sau khi Quốc hội Hàn Quốc cấm nhân bản người vào tháng 1/2004. Tuy nhiên, luật cấm nhân bản vẫn để dành chỗ cho nghiên cứu tế bào gốc nhằm mục đích trị bệnh.

Trong hai năm qua, chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 27 triệu đôla cho nghiên cứu tế bào gốc. Số tiền đầu tư này quả là không uổng khi nhóm của GS Hwang nhân bản thành công phôi thai người đầu tiên vào tháng 2/2004 và thu thập tế bào gốc. Một nhóm nghiên cứu khác thuộc ĐH Chosun đã giúp cho một phụ nữ đi lại được sau 20 năm bị bại liệt, bằng cách sử dụng tế bào gốc ở máu cuống rốn để sửa chữa cột sống.

Còn tại Singapore, trong nỗ lực xây dựng ngành công nghệ sinh học, chính phủ nước này dành hẳn 600 triệu đôla đầu tư cho nghiên cứu tế bào gốc và nhiều dự án khoa học hiện đại khác. Năm ngoái, Singapore đã khánh thành tổ hợp phòng thí nghiệm Biopolis rộng 180.000m2 dành cho những nghiên cứu như vậy. Cho tới nay, Singapore đã đầu tư 22 triệu đôla cho ES Cell International, công ty sở hữu 6 dòng tế bào gốc và đang tập trung nghiên cứu phương pháp điều trị tiểu đường.

Ngoài Singapore và Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng coi nghiên cứu tế bào gốc là một cách để dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Theo Robert A. Goldstein thuộc Quỹ Nghiên cứu Tiểu đường Quốc tế, những tiến bộ mà châu Á đạt được trong nghiên cứu tế bào gốc rất đáng kinh ngạc. Nhiều chính phủ đã và đang tự hỏi: ''Dường như Mỹ không muốn đi đầu trong lĩnh vực này, tại sao chúng ta lại không nhân có hội đó để vượt lên trước?''.

Vậy điều gì đã tạo ra cơ hội này? Cách đây 3 năm, tổng thống Bush đã hạn chế nguồn tài trợ của liên bang dành cho nghiên cứu tế bào gốc ở Mỹ. Nguyên nhân: nhiều nhóm tôn giáo phản đối sử dụng tế bào gốc, coi đây là hành động vô đạo đức.

Tuy nhiên, châu Á không nên lấy thế làm mừng. Mặc dù Mỹ không tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc, các bang vẫn rất chú trọng tới lĩnh vực này và không hề muốn thua kém. Năm ngoái, các cử tri bang California đã thông qua Đề xuất 71, hỗ trợ 300 triệu đôla/năm cho các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tế bào gốc tại bang này. Với tiềm lực tài chính như vậy, Mỹ sẽ khiến cho châu Á khó mà thu hút được các nhà khoa học hàng đầu.

Ít nhất 5 bang khác tại Mỹ cũng đã có ý định tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc. Chính quyền bang Illinois muốn các cử tri thông qua đề xuất tài trợ 1 tỷ đôla. Thống đốc bang Wisconsin đang đề nghị xây dựng một viện nghiên cứu tế bào gốc trị giá 375 triệu đôla. Hôm 21/11/2004, thống đốc bang New Jersey là Richard Codey đã đề nghị dành 150 triệu đôla để xây dựng một viện tế bào gốc và muốn các cử tri duyệt chi thêm 230 triệu nữa để hỗ trợ nghiên cứu tế bào gốc.

Châu Á khẳng định mình vẫn đang trong cuộc đua và sẽ không bỏ cuộc, ngay cả khi môi trường nghiên cứu tế bào gốc ở những nơi khác được cải thiện. Dù nguồn vốn dành cho nghiên cứu được gia tăng ở đâu chăng nữa thì cuối cùng nó cũng sẽ giúp tất cả mọi người trong cuộc. Susan Lim, chủ tịch công ty Stem Cell Technologies (Singapore), nói: ''Tôi cho rằng chẳng có nước nào độc quyền nổi trong nghiên cứu tế bào gốc''.

  • Minh Sơn (Tổng hợp từ AP, Korean Times, Businessweek) 
,
,