80% tiêu chuẩn Việt Nam không phù hợp với quốc tế
15:00' 02/10/2003 (GMT+7)
Da giày một trong những ngành đòi hỏi tiêu chuẩn quốc tế cao khi xuất khẩu.

(VietNamNet) - Đây là con số được TS. Vũ Văn Diện, Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đưa ra trong Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ 5 được khai mạc sáng nay (2/10) tại Hà Nội với chủ đề ''Chất lượng, Cạnh tranh, Hội nhập kinh tế''.

Theo TS. Diện, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hiện hành gồm khoảng 5.600 TC nhưng hầu hết đều được ban hành trước năm 1990 và trên cơ sở tham khảo hoặc thống nhất với các tiêu chuẩn của Liên Xô cũ hoặc của các nước XHCN trước đây. Các tiêu chuẩn này có các quy định và yêu cầu thường không thống nhất với các tiêu chuẩn quốc tế (TCQT) cũng như tiêu chuẩn của các nước trong khu vực. Hiện tại chỉ có 1.200 TCVN được ban hành trong những năm gần đây là hài hoà với các TCQT tương ứng.

Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới nên việc hài hoà TCVN với TCQT thực sự là yêu cầu bức xúc. Đơn giản là vì tiêu chuẩn hài hoà quốc tế là ngôn ngữ chung để hai bên (trong hợp tác song phương) và nhiều bên (trong hợp tác đa phương), căn cứ vào đó đạt được sự thông hiểu khi thiết lập quan hệ đối tác.

Việt Nam đang hướng tới việc tham gia WTO trong thời gian tới, Việt Nam hiện lại là thành viên của APEC, ASEM, ASEAN... nên một trong những việc phải làm là không tạo thêm các rào cản kỹ thuật trong thương mại bằng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật mới và xoá bỏ dần những rào cản kỹ thuật hiện hành. Đặc biệt là WTO, hài hoà tiêu chuẩn là 1 trong 5 nguyên tắc căn bản để xét cho các nước gia nhập tổ chức này. WB, tổ chức mà Việt Nam đang nỗ lực để sử dụng có hiệu quả nguồn trợ giúp của họ cũng đang rất quan tâm đến tiêu chuẩn trong xúc tiến thương mại. Chương trình nghiên cứu gần đây của WB về xúc tiến thương mại đã xác định tiêu chuẩn và quy định như là những rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Nhận định về tình hình hội nhập TCQT của các DN Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Giám đốc Trung tâm Năng suất Việt Nam cho biết: ''Để tạo được một thương hiệu trên trường quốc tế, DN phải có những cam kết với chất lượng sản phẩm của mình mà đầu tiên là việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn như ISO 9000... Tuy vậy, trong số  hàng chục nghìn DN hoạt động trên thị trường Việt Nam, chỉ có khoảng 1.200 DN đã áp dụng và có chứng chỉ này. Còn nhiều DN vẫn chỉ áp dụng hệ thống này trên hình thức, vì mục đích chứng chỉ hay quảng cáo sản phẩm. Tạo dựng thương hiệu từ nền tảng chất lượng là thách thức với DN Việt Nam nhưng là việc không thể không làm''.

Hiện trên thế giới có hơn 40 tổ chức quốc tế ban hành các tiêu chuẩn được coi là các tiêu chuẩn quốc tế và nhiều tổ chức khác ban hành ra các tiêu chuẩn được các nước khác chấp nhận rộng rãi. Một số hệ thống chất lượng phổ biến hiện nay:
ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng tác động vào các yếu tố và quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng với khách hàng.
ISO 14000: Hệ thống quản lý môi trường, quản lý tác động của hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của DN đến môi trường xung quanh, ngăn ngừa ô nhiễm và giảm chi phí cho DN thông qua tiết kiệm các nguồn lực đầu vào.
TQM: Quản lý chất lượng toàn diện, tác động đến mọi mặt hoạt động của DN và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong DN.
GMP: Hệ thống thực hành sản xuất tốt, kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến chủ yếu là thực phẩm và dược phẩm.
HACCP: Hệ thống phân tích các mối nguy và xác định các điểm kiểm soát giới hạn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Phương Thanh
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Doanh nghiệp Việt Nam chưa hẳn đã thua! (02/10/2003)
Mở đường bay nối các di sản văn hoá thế giới ở Đông Dương (02/10/2003)
TPHCM xây khu nông nghiệp công nghệ cao (02/10/2003)
Gần nửa triệu hộ nông dân không có đất nông nghiệp (03/11/2003)
Có thể Gọi 171 và 1717 trên toàn quốc (02/10/2003)
Giá than tăng đủ bù đắp chi phí điện, thép tăng (02/10/2003)
Hạ Long lên đô thị loại II (02/10/2003)
Không được nhập phân bón chưa khảo nghiệm (02/10/2003)
Bộ Tài chính ứng tiền cho các công trình SEA Games 22 dang dở (02/10/2003)
Thêm 1,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng (02/10/2003)
Bổ sung 129,2 tỷ đồng để hoàn thành nhiều công trình SEA Games (02/10/2003)
Đề nghị xoá bỏ thời gian ân hạn nộp thuế (02/10/2003)
''VASC tiếp tục hướng tới lĩnh vực truyền thông đa phương tiện'' (02/10/2003)
Ưu đãi giá thuê đất cho Khu kinh tế mở Chu Lai (01/10/2003)
Nghiên cứu thành công khí thay cho xăng (01/10/2003)
Tro ve dau trang