Giá cả sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới
14:09' 03/10/2003 (GMT+7)

Trong 3 tháng cuối năm, giá của các loại hàng hóa - dịch vụ tiêu dùng, vàng, USD và đất đều có xu hướng tăng với các mức độ tăng khác nhau.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, trong 3 tháng cuối năm, giá của các loại hàng hóa - dịch vụ tiêu dùng, vàng, USD và đất đều có xu hướng tăng với các mức độ tăng khác nhau.

Đối với giá tiêu dùng, mức tăng trung bình 3 tháng có thể ở mức 0,8% và dự kiến cả năm khoảng 2,6%; thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 4% của năm 2002. Con số dự đoán này mang lại niềm vui cho người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập thấp nhưng lại là tác động tiêu cực đối với người sản xuất kinh doanh và đối với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều nguyên nhân để dự báo giá đất sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Sự chuyển đổi về quản lý đất đai của Nhà nước, pháp chế hóa việc chuyển nhượng, đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nguyên nhân khiến việc lưu thông đất đai tăng mạnh. Việc nhà nước gia tăng đầu tư hình thành các khu đô thị mới, tách tỉnh - thành phố cũng đưa giá đất ở các khu vực này lên cao. Bên cạnh đó, vàng vẫn là phương tiện khá phổ biến để thanh toán hoặc tính toán trong giao dịch đất đai nên khi giá vàng tăng thì giá đất cũng sẽ tăng. Ngoài ra, việc hạ lãi suất tiết kiệm, giá vàng không ổn định, lãi suất USD thấp, ôtô - xe máy bị hạn chế đăng ký quyền sở hữu làm cho những người có tiền tăng đầu tư vào bất động sản, cũng là nguyên nhân tăng giá đất.

Đối với mặt hàng vàng, xu hướng tăng cầu hơn cung trên thị trường thế giới nói chung sẽ tác động tới việc tiếp tục tăng giá vàng trong nước. Các chuyên gia Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, do thói quen dự trữ bằng vàng của người dân, hiện nay tỷ lệ tiết kiệm bằng vàng trong dân cư chiếm khoảng 40%, nên khi giá vàng tăng cao đồng nghĩa với việc người dân tăng tiết kiệm bằng vàng, giảm tiết kiệm bằng tiền gửi vào ngân hàng. Điều này có nguy cơ dẫn đến khan hiếm nguồn vốn trong thời gian tới. Đây có thể coi là ảnh hưởng căn bản nhất của việc tăng giá vàng tới nền kinh tế nói chung.

Việc tăng giá vàng, cùng với nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp tăng trong những tháng cuối năm sẽ đưa giá USD tại Việt Nam tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm, đi ngược với chiều hướng giảm trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, việc tăng giá USD so với VND sẽ góp phần giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại trong khi con số nhập siêu 9 tháng qua đã lên tới trên 3 tỷ USD.

(Theo TTXVN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Ngành điều cần nhìn về thị trường nội địa'' (03/10/2003)
Đã khai thác được 13,975 triệu tấn dầu khí (03/10/2003)
Tấp nập thị trường quần áo thu đông (03/10/2003)
Đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai qua mạng (02/10/2003)
Xử lý chứng từ thanh toán để hoàn thuế nhập khẩu (02/10/2003)
“Đức sẽ ưu tiên giúp Việt Nam hiện đại hóa nền kinh tế” (02/10/2003)
Thanh tra việc mua bán bò không đủ tiêu chuẩn (02/10/2003)
Khai trương trung tâm bảo hành Cityphone ở TP.HCM (02/10/2003)
Phụ nữ làm giàu - dễ và khó (02/10/2003)
TP.HCM sẽ xây dựng trung tâm thuỷ sản (02/10/2003)
80% tiêu chuẩn Việt Nam không phù hợp với quốc tế (02/10/2003)
Doanh nghiệp Việt Nam chưa hẳn đã thua! (02/10/2003)
Mở đường bay nối các di sản văn hoá thế giới ở Đông Dương (02/10/2003)
TPHCM xây khu nông nghiệp công nghệ cao (02/10/2003)
Gần nửa triệu hộ nông dân không có đất nông nghiệp (03/11/2003)
Tro ve dau trang