Chưa sẵn sàng cắt giảm thuế tham gia AFTA từ 1/7?
07:40' 03/07/2003 (GMT+7)
Hàng nhập về ngày 1/7 nộp thuế như bình thường.

(VietNamNet) - Ngày 1/7, Chính phủ mới ban hành nghị định chính thức hoá việc cắt giảm thuế hơn 1.000 mặt hàng, có hiệu lực cùng ngày 1/7. Chính vì quá ''gấp gáp'' như vậy, hiện vẫn có văn bản nào hướng dẫn thực hiện việc cắt giảm này. Trong khi đó, thị trường vẫn chờ đợi hàng giảm thuế về đến nơi.

Do đó, sẽ mất một thời gian để Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn cụ thể và chắc chắn nếu cứ tuần tự có hiệu lực ''sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo'' thì việc áp dụng giảm thuế nhập khẩu sẽ còn dài. Một quan chức Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 1/7, các bộ phận chức năng thực hiện thu thuế nhập khẩu của Tổng cục này chưa nhận được văn bản chính thức về việc giảm thuế. Theo quan chức này, từ 1/7 đến khi văn bản hướng dẫn có hiệu lực, việc thu thuế nhập khẩu vẫn như hiện hành. Những lô hàng đủ tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN nhập về từ 1/7 vẫn được áp dụng thuế suất mới và mức thuế này sẽ được tính lại cho DN.

Thị trường chờ đợi

Trong khi nhà quản lý ''chưa sẵn sàng'' thì thị trường vẫn chờ đợi. Những nhà phân phối chờ nhập khẩu hàng rẻ hơn trong khi giữ nguyên giá bán. Những người tiêu dùng thì đợi hàng rẻ hơn rồi mới mua. Các ''siêu thị'' hàng điện tử thì vắng khách hơn bình thường. Một số mặt hàng ''nhạy cảm'' hơn đã giảm giá, tuỳ giá trị như hàng dệt may giảm 15.000-20.000 đồng/chiếc, tủ lạnh ngoại nhập từ ASEAN giảm đến 400.000 đồng/cái...

Việc cắt giảm thuế 40-50% cũng không thể tạo ra sự đảo lộn về giá - nhiều chuyên gia dự đoán. Bởi vì hiện nay, thị trường nhiều mặt hàng (trong đó có nhập khẩu) đã bão hoà và DN đã bán với giá cạnh tranh. Hơn nữa, giá sẽ còn phụ thuộc vào giá tính thuế (có thể thay đổi), quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không phủ nhận, giảm thuế giá sẽ giảm, vấn đề là nhiều hay ít.

Trong số đó, các DN điện tử, dệt may ''bình tĩnh đón nhận'' tuy thuế nhập khẩu các mặt hàng này giảm 20-30%. Sản phẩm điện tử, dệt may ''không ngại'' cạnh tranh do giá có phần rẻ hơn hàng nhập và chất lượng không thua kém. Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng bắt đầu ''run'', điển hình như giấy nội. Theo Bộ Thương mại, tính cả thuế (đã cắt giảm), giá giấy ngoại chỉ bằng 90,4% giá giấy nội. Hiện nay, giấy ngoại trung bình vẫn bán thấp hơn giấy nội 1-2 triệu đồng/tấn.

  • Thanh Minh
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực đợt 2 (03/07/2003)
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm  (02/07/2003)
Sư Tử Đen cho thùng dầu đầu tiên vào tháng 11 (02/07/2003)
DN được hỗ trợ 50% kinh phí (02/07/2003)
Giành hợp đồng 4 triệu USD nhờ đấu thầu qua mạng (02/07/2003)
Hơn 150 DN đăng ký tham gia Hội chợ Đà Nẵng 2003 (02/07/2003)
"Đầu tư phải dựa trên quy hoạch bài bản" (02/07/2003)
''Quảng bá du lịch sẽ đi vào từng sự kiện cụ thể'' (02/07/2003)
Nhiều quy định của Luật Thương mại không còn hiệu lực (02/07/2003)
Thủ tục thuế, hải quan ''hành'' doanh nghiệp (02/07/2003)
"Thuỷ sản Việt Nam cần tạo uy tín về chất lượng" (02/07/2003)
Dự án cung cấp máy tính thương hiệu Việt lớn nhất (02/07/2003)
Luật Doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành vai trò ''bà đỡ'' (02/07/2003)
Tằm không nhả tơ, hàng ngàn hộ dân ở Lâm Đồng điêu đứng (01/07/2003)
Hôm nay 1/7: Các sự kiện kinh tế đi vào cuộc sống (01/07/2003)
Tro ve dau trang