Thực phẩm Việt Nam vào Mỹ bị từ chối gia tăng
17:07' 08/07/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Cơ quan quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ (FDA), số DN Việt Nam bị cơ quan này từ chối không cho nhập khẩu thực phẩm đang có xu thế gia tăng. Các địa phương có nhiều DN với hàng không được FDA chấp thuận nhập khẩu là TP.HCM, Bình Dương, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng. Diện mặt hàng bị từ chối cũng khá rộng, từ các sản phẩm thủy sản đến rau quả, gia vị, nấm, chè...

Cá bông lau bày bán tại thị trường Mỹ

Nguyên nhân chính của việc này là thực phẩm bị nhiễm khuẩn salmonella, hàng hóa bị bẩn, nhiễm độc, sai sót trong khâu nhãn mác.

FDA vừa công bố dự luật mới yêu cầu từ 12/12/2003, cơ sở nhập khẩu phải thông báo cho họ về các chuyến tàu chở thực phẩm hay thực phẩm được đề xuất nhập khẩu vào Mỹ. Theo luật hiện hành, thông tin của thực phẩm kê khai trên hoá đơn nhập khẩu phải đệ trình tới hải quan Hoa Kỳ khi hàng hoá đến đây nhưng dự luật mới đòi hỏi FDA phải nhận được thông tin trên trước khi hàng hoá tới Mỹ. Thông báo phải được nộp lúc 12h ngày trước của ngày thực phẩm đến biên giới Mỹ.

Thông báo gồm: Lai lịch người nộp kể cả tên và thông tin của cơ sơ; Phân loại của Hải quan Mỹ; Địa điểm dự kiến để tồn trữ thực phẩm nếu bị giữ lại vì không thông báo trước; Thể loại, thương hiệu, nhãn hiệu... của thực phẩm; Lai lịch nhà sản xuất, nhà trồng trọt (nếu biết), người gửi thực phẩm, quốc gia gửi thực phẩm, nhà nhập khẩu (người nhận thực phẩm), công ty chuyên chở...

Nếu thực phẩm được nhập khẩu hoặc đề xuất nhập khẩu mà không có thông báo trước hay thông báo trước không đầy đủ thì thực phẩm sẽ bị từ chối nhập vào Mỹ. 

Dự luật mới của FDA còn đề cập tới 2 nội dung nữa là: yêu cầu các cơ sở thiết lập cơ quan bảo quản hồ sơ nhằm nhận diện bên có liên hệ trực tiếp (ví dụ như thực phẩm từ đâu đến và ai nhận nó); đồng thời quy định lệnh tạm giữ thực phẩm cho nhân viên có thẩm quyền của FDA...

Theo Dự luật mới của FDA, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhân và bảo quản thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc thú vật ở Hoa Kỳ đều phải đăng ký tại FDA chậm nhất là 12/12/2003. Với cơ sở nước ngoài, việc đăng ký ngoài cung cấp thông tin, địa chỉ hoạt động, loại thực phẩm mà cơ sở xử lý còn phải bao gồm cả tên người đại diện ở Mỹ. Nếu có bất kỳ thay đổi gì, lập tức cơ sở phải cập nhật trong vòng 30 ngày.

  • Diệu Thuý
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Một nông dân ở Bến Tre được cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (08/07/2003)
Thị trường huy chương và cúp: 10 triệu USD bị bỏ ngỏ (08/07/2003)
''VCB là đại lý tốt nhất về thanh toán SWIFT'' (08/07/2003)
Thương hiệu phải đi đôi với sản phẩm cạnh tranh (08/07/2003)
EU công nhận thêm 4 vùng nhuyễn thể an toàn (08/07/2003)
Hội An sẽ đón 5.000 khách theo tour ''Hành trình về miền Trung'' (08/07/2003)
Đà Nẵng thưởng xuất khẩu năm 2002 cho 11 DN (08/07/2003)
Sắp khởi công Khu liên hiệp sản xuất - lắp ráp ôtô (08/07/2003)
Lấy biểu tượng bông sen làm tiêu chuẩn chất lượng du lịch (08/07/2003)
Chuyên chở đường sắt liên vận Việt-Trung đạt mức kỷ lục (08/07/2003)
Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm khiếu nại của DN (08/07/2003)
Công khai hệ số phân bổ hạn ngạch dệt may vào Mỹ (07/07/2003)
Bổ sung 3 mẫu C/O của Malaysia (07/07/2003)
Nhập lậu thực vật và thuốc BVTV tăng (07/07/2003)
Giá tôm sú tăng, doanh nghiệp lỗ (07/07/2003)
Tro ve dau trang