|
Lĩnh vực dầu khí của Việt Nam được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. |
(VietNamNet) - Đây là thông tin được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức công bố tại ''Hội thảo về Nghiên cứu chiến lược đầu tư nước ngoài tại Việt Nam'' diễn ra ngày hôm qua (8/7) tại Hà Nội. Cơ quan này không chỉ là đầu mối tiếp nhận, quản lý thông tin đầu tư nước ngoài mà còn hỗ trợ, cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài.
Việc ra đời Cục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng ''hình ảnh Việt Nam'' như một điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, trong cơ cấu của cơ quan này sẽ có 3 trung tâm xúc tiến đầu tư nước ngoài tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư của các vùng và địa phương trong cả nước để tránh sự cạnh tranh nội bộ và chồng chéo không cần thiết.
Mặt khác, Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đóng vai trò như một ''trung tâm dịch vụ hỗ trợ'', nơi các nhà đầu tư sẽ được cung cấp tất cả các thông tin về môi trường đầu tư, các thủ tục cấp phép cần thiết cho việc thành lập và hoạt động của DN. Ngoài ra, cơ quan này có trách nhiệm đề xuất lên Chính phủ những thay đổi cần thiết để cải thiện môi trường đầu tư.
Theo ông Phạm Minh Thắng, Vụ trưởng vụ quản lý Dự án, Bộ KH-ĐT, ''danh mục các dự án đầu tư nước ngoài sẽ được cải cách theo hướng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư hơn, các thông tin về Việt Nam cũng sẽ dễ dàng hơn''.
Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời sẽ góp phần hạn chế nhược điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài thường đánh giá về Việt Nam là thiếu sự hợp tác giữa cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề của nhà đầu tư và thiếu thông tin, số liệu thống kê chính xác, cập nhật - yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định kinh doanh của họ.
Tại Hội thảo nói trên đã công bố kết quả dự án ''Nghiên cứu Chiến lược Xúc tiến đầu tư tại Việt Nam''. Công trình này do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ và được công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ KH-ĐT. Đây là nghiên cứu đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam, chiến lược và công tác xúc tiến đầu tư tại Việt Nam trong mối tương quan với các nước láng giềng Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Khảo sát kéo dài trong 6 tháng, bắt đầu từ 10/2002.
|