"Việc cấm khai thác cá nóc là không khả thi"
08:26' 19/07/2003 (GMT+7)
Tờ rơi về phòng tránh ngộ độc cá nóc.

(VietNamNet) - Kết luận cuộc họp của Bộ Thuỷ sản về việc thực hiện yêu cầu của Chính phủ nhằm ngăn chặn ngộ độc cá nóc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Hồng cho rằng, việc cấm khai thác cá nóc là không khả thi, bỏ phí nguồn lợi và nguồn thu ngoại tệ. Theo Thứ trưởng Hồng, vấn đề quan trọng là cần hướng dẫn, tuyên truyền trong dân để chủ động phòng tránh ngộ độc cá nóc.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ sản phẩm cá nóc, từ khai thác tới lưu thông, chế biến, kinh doanh cá nóc cả trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Hồng lưu ý, trước mắt, trong khi Việt Nam chưa có công nghệ chế biến cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh sử dụng làm thực phẩm cho người, chỉ nên nghiêm cấm lưu thông, chế biến, kinh doanh cá nóc trong tiêu thụ nội địa, chỉ tận thu cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tiến hành ngay đề tài nghiên cứu triển khai, áp dụng công nghệ chế biến cá nóc, hoặc cho phép mời chuyên gia nước ngoài vào hướng dẫn chuyển giao công nghệ, hoặc cử cán bộ chuyên môn của Việt Nam ra nước ngoài học công nghệ chế biến cá nóc.

Trước ngày 23/7, Bộ Thuỷ sản yêu cầu Cục Bảo vệ Nguồn lợi thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (Nafiqacen) hoàn thành báo cáo về thực trạng khai thác, tập quán sử dụng cá nóc trong cả nước, từ đó, đề xuất cụ thể các biện pháp quản lý; nhắc nhở Nafiqacen có báo cáo về thực tiễn và dự báo nhu cầu sử dụng cá nóc cho mục đích thương mại, đặc biệt là số liệu về thị trường nhập khẩu, sản lượng, giá bán, giá trị kim ngạch xuất khẩu thu được từ xuất khẩu cá nóc.

Bộ Thuỷ sản cũng yêu cầu ngay trong năm nay, Vụ Khoa học Công nghệ phải xây dựng đề tài nghiên cứu áp dụng công nghệ chế biến cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh, sử dụng làm thực phẩm cho người.

Tranh cãi chưa có hồi kết

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác khau trong việc nghiêm cấm khai thác, lưu thông, chế biến, kinh doanh cá nóc. Có ý kiến cho rằng, nên cấm vì chúng ta chưa có công nghệ chế biến cá nóc đảm bảo an toàn vệ sinh, đồng thời, áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm theo pháp luật hiện hành.

Song, ý kiến khác lại nhấn mạnh, cá nóc là thành phần ngẫu nhiêu (không mong muốn) trong các mẻ lưới kéo đáy, đăng... ; chỉ một số ít vùng như Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, cá nóc được khai thác bằng nghề câu. Tuy nhiên, Cục Vệ sinh an toàn (Bộ Y tế) cho biết, sản lượng cá nóc có tỉnh đạt tới trên 20.000 tấn như Bình Thuận. Sử dụng cá nóc làm thực phẩm đã là tập quán từ lâu đời của ngư dân, và hiện nay, một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc đã và đang có nhu cầu nhập khẩu cá nóc.

Do vậy, ngày 24/7, Bộ Thuỷ sản sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ Y tế, Thương mại, Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Công an - Tổng cục Cảnh sát, Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc thảo luận, góp ý các nội dung trên, trước khi tổng hợp, báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng này.

  • Hà Yên
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trung Quốc chưa muốn thả nổi đồng Nhân dân tệ (18/07/2003)
Người nước ngoài được nắm giữ 30% cổ phiếu niêm yết (18/07/2003)
Sẽ lập bản đồ quy hoạch vùng biển Việt Nam (19/07/2003)
Khai trương nhà máy mì ăn liền của Việt Nam tại Ukraina (18/07/2003)
Nhà đầu tư chờ 3 năm vẫn chưa có đất! (18/07/2003)
Năm nay sẽ nhập trên 2 triệu tấn clinker (18/07/2003)
Ngân hàng Mỹ hoàn tất thủ tục bảo lãnh tín dụng cho Vietnam Airlines (18/07/2003)
Bộ Thuỷ sản ra tay ngăn chặn ngộ độc cá nóc (18/07/2003)
GTZ chuyển giao SMEnet cho VCCI (18/07/2003)
WTO buộc Nhật Bản dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ (17/07/2003)
Giá gạo có thể sẽ tăng nhẹ (17/07/2003)
Xây nhà ở nông thôn sẽ phải có giấy phép (17/07/2003)
Nhiều công ty điện lực Mỹ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam (17/07/2003)
Chuẩn bị tổ chức ''Tuần văn hoá Việt Nam'' tại Hongkong (17/07/2003)
Lùi thời hạn bỏ phiếu vụ kiện cá tra, basa đến 23/7 (17/07/2003)
Tro ve dau trang