58 năm sau ngày Cách mạng Tháng 8:
Xây dựng đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn
10:24' 02/09/2003 (GMT+7)

Mô hình cầu Cần Thơ (đang được xây dựng).

(VietNamNet) - Trải qua 30 năm chiến tranh, bằng nửa thời gian kể từ khi nước nhà giành được độc lập, nhưng đến nay kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, đặc biệt kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Từ một nước kém phát triển, nghèo đói, Việt Nam hiện được coi là nước đang phát triển, đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới...

Về công nghiệp, trước Cách mạng chỉ có 200 xí nghiệp với 90.000 công nhân thì đến cuối năm 2002 đã có trên 25.200 DN, sử dụng gần 2,2 triệu lao động, cùng 730.000 cơ sở công nghiệp cá thể với 1,6 triệu lao động. Sản lượng công nghiệp năm 2002 gấp 83,6 lần năm 1939, gấp 209,4 lần năm 1955. So với trước Cách mạng, sản lượng điện tăng 412 lần, xi măng gấp 63,4 lần.... Tổng số vốn sản xuất công nghiệp hiện có trên 362 nghìn tỷ đồng, tài sản cố định 221 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu phấn đấu năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp.

Đầu tư cho nền kinh tế được đẩy mạnh. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP năm 2002 đạt 34,3%. Đến tháng 7/2003 có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 4.910 dự án, vốn đăng ký trên 51 tỷ USD, vốn thực hiện gần 25 tỷ, đứng thứ 5 khu vực, thứ 11 châu Á và thứ 34 trên thế giới. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm 18,5 tổng vốn đầu tư phát triển, 35,7% giá trị sản xuất công nghiệp, 50,4% kim ngach xuất khẩu, đóng góp 14% GDP.

Đến nay, Việt Nam đang thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ thương mại tự do hoá theo quy luật cung cầu. Việt Nam đã thiết lập quan hệ buôn bán với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 lên đến 36,4 tỷ USD, gấp 29,3 lần năm 1976, trong đó xuất khẩu đạt 16,7 tỷ USD, gấp 117 ,6 lần năm 1976. Kim ngạch xuất khẩu chiếm 46,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đứng thứ 6 khu vực, đứng thứ 9 châu Á và đứng thứ 17 trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đã đạt 210 USD/năm, vượt qua mức bình quân của khối các nền kinh tế kém phát triển. Việt Nam hiện đang đàm phán để có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2005.

So với trước Cách mạng, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2002 gấp 9,7 lần; trong đó năng suất lúa gấp 3,6 lần, sản lượng lúa gấp 5,8 lần. Nhiều sản phẩm nông nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn đạt thành tích cao trong xuất khẩu, như xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới...

Tổng thể nền kinh tế, GDP năm 2002 gấp 11,1 lần năm 1955, gấp 3 lần 1985 và gấp 2,4 lần 1990. Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm tỷ trọng từ 40,2% năm 1985 xuống 23% năm 2002; khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 27,4 lên 38,6%; khu dịch vụ tăng từ 32,5% lên 38,5%. Tỷ lệ tích luỹ đạt 31,2% GDP, trong đó tiết kiệm từ nội bộ nền kinh tế chiếm 16,5% GDP. Năm 2002, GDP của Việt Nam đạt 7%, tăng so với mức 6,9% của năm 2001. Tốc độ lạm phát phi mã tăng 774,7 lần năm 1986 đã được đẩy lùi, đến năm 1995 chỉ còn 12,7% và hiện nay đã ổn định.

Về GDP bình quân đầu người của Việt Nam, nếu năm 1995 mới đạt 289 USD đứng thứ 10 khu vực, thứ 4 châu Á, thứ 177 trên thế giới thì đến năm 2002 đạt bình quân 439 USD, vượt lên đứng thứ 8 trong khu vực, thứ 39 châu Á và thứ 142 trên thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã liên tục được cải thiện, từ 0,583 năm 1985 lên đến 0,688 trong năm 2003. Trong xếp hạng HDI, Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong khu vực, thứ 28 châu Á và thứ 109 trên thế giới.

Hiện nay, Việt Nam tiếp tục phát triển đi lên với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở hạ tầng vững chắc, đời sống nhân dân được nâng cao. Việt Nam cũng đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế như tham gia AFTA,  APEC và xúc tiến gia nhập WTO, nhằm nâng cao sức mạnh nội lực, mở rộng quan hệ giao thương với các nước. Hành trình 58 năm đã mang lại nhiều thành quả thắng lợi và trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một con rồng của châu Á với nền kinh tế phát triển.

  • VietNamNet
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Araq Saudi rút ngắn khoảng cách gia nhập WTO (08/09/2003)
Đề nghị cho sinh viên nghèo được vay 300.000 đồng/tháng (08/09/2003)
Nhãn xuất khẩu bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (02/09/2003)
Giá vàng cao nhất trong vòng 7 tháng (08/09/2003)
Nâng thời hạn kháng án kinh tế từ 9 tháng lên 2 năm (08/09/2003)
Vietnam Airlines mở đường bay Hà Nội - Xiêm Riệp (08/09/2003)
Doanh nhân trẻ kiến nghị lập Quỹ đầu tư mạo hiểm (01/09/2003)
Ra mắt quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên (08/09/2003)
Xuất khẩu cá tra, basa vào Ukraine (01/09/2003)
Giá cả hàng hoá cuối năm sẽ giảm nhẹ (08/09/2003)
4 doanh nghiệp được cung cấp điện thoại Internet (08/09/2003)
Hàng Việt Nam tiến vào Praha (03/11/2003)
Khởi công xây dựng công trình thuỷ điện A Vương (01/09/2003)
Những con thiêu thân trong ngành thép (01/09/2003)
Chọn máy tính cũ, hàng hiệu, giá bình dân (31/08/2003)
Tro ve dau trang