2004: Năm quyết liệt sắp xếp lại DN nhà nước
14:06' 04/09/2003 (GMT+7)

Chính phủ sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi tổng công ty đủ điều kiện sang mô hình công ty mẹ-công ty con.

Theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2005, cả nước sẽ tiến hành sắp xếp lại 3.564 trong tổng số 4.669 doanh nghiệp nhà nước hiện có, trong đó trên 2.000 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hoá. Năm 2004 sẽ là năm kiên quyết nhất trong việc sắp xếp.

Số liệu từ Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước cho thấy, từ đầu năm 2003 đến nay, tốc độ sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được đẩy mạnh hơn rất nhiều so với năm ngoái. Tính đến hết tháng 7, đã có 328 doanh nghiệp được sắp xếp, nhiều hơn so với cả năm 2002. Trong đó, số lượng doanh nghiệp chuyển sang cổ phần hoá nhiều nhất, đạt 178 doanh nghiệp; số còn lại được sắp xếp dưới các hình thức cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, cho phá sản, chuyển thành công ty TNHH một thành viên.

Việc thành lập mới các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua cũng được tiến hành thận trọng, chặt chẽ hơn, không thành lập ồ ạt dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Trong 7 tháng đầu năm, chỉ có 10 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thành lập, bằng 10% so với mức bình quân khoảng 100 doanh nghiệp mỗi năm trong thời kỳ 1999-2001.

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi được sắp xếp lại đều hoạt động có hiệu quả hơn. Nếu thực hiện tốt đề án sắp xếp doanh nghiệp đến năm 2005, quy mô vốn của một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ giữ ở mức khoảng trên 48 tỷ đồng, tăng  2,1 lần so với  cuối năm 2001 và số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước sẽ giảm khoảng trên 30%.

Riêng đối với hệ thống tổng công ty nhà nước, thời gian qua cũng đã được sáp nhập, sắp xếp lại, thay đổi phương thức quản lý và hiện đang đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hạ giá thành sản phẩm. 34 tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ cho phép  xây dựng đề án thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con nhằm tạo thế chủ động trong hoạt động kinh doanh của mỗi công ty thành viên, đồng thời tạo thuận lợi cho việc hỗ trợ, điều phối vốn giữa các thành viên.

Các đề án thí điểm thành lập tập đoàn viễn thông, dầu khí, điện lực xây dựng cũng đang được triển khai tích cực, trong đó đề án thành lập Tập đoàn Viễn thông chuẩn bị được trình Chính phủ xem xét.

Tuy nhiên, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Nhà nước cũng đánh giá rằng, tỷ lệ các doanh nghiệp được sắp xếp lại, nhất là chuyển sang cổ phần hoá, còn quá chậm so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, thời gian tới cần đẩy mạnh một số giải pháp tích cực như tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này; đẩy mạnh việc chuyển đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con; thường xuyên theo dõi quá trình các mô hình thí điểm để kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

(Theo TTXVN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vinafood 1 ký được thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo (04/09/2003)
Tham gia APEC để tập dượt vào WTO. (09/09/2003)
Ngành Hải quan đang ''ngủ quên''? (03/11/2003)
36% DN bị thanh tra chồng chéo (04/09/2003)
Tháng 2/2004, sẽ có điện thoại di động ''made in Vietnam'' (04/09/2003)
Các công ty viễn thông Hàn Quốc mở rộng thị phần ở Việt Nam (03/09/2003)
Còn 700 HTX yếu kém, tồn tại hình thức (09/09/2003)
Cảnh giác việc cho mượn tên làm đại diện doanh nghiệp (03/09/2003)
Biến động về cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản (03/09/2003)
PVGAS tạm ngưng cung cấp gas trong 10 ngày (03/09/2003)
Sức mua cá tra, basa tại TP.HCM tăng 15-20% (03/09/2003)
Một số doanh nghiệp thép tạm ngưng sản xuất (03/09/2003)
Năm 2004, ngành thủy sản cần hơn 5.000 tỷ đồng (03/09/2003)
Khai mạc hội chợ Kinh tế-Thương mại APEC (08/09/2003)
Khởi công khu đô thị Mễ Trì Hạ (02/09/2003)
Tro ve dau trang