Giá thuốc nội giảm mạnh, thuốc ngoại tăng
09:15' 11/09/2003 (GMT+7)
Giá thuốc đang biến động từng ngày.

Sau cơn sốt tăng giá nguyên liệu dẫn đến tăng giá thuốc hồi đầu năm 2003, đến thời điểm này, một số sản phẩm đã giảm giá mạnh. Các công ty bán buôn hiện đang giảm cầu, chỉ lo bán hết số hàng đã nhập, đồng thời vừa mua cầm chừng vừa ''nghe ngóng thị trường''. Còn phía sản xuất không chỉ khó khăn do hàng tiêu thụ chậm mà còn lỗ vốn. Một giám đốc cho biết, chỉ riêng với mặt  hàng vitamin C, công ty của ông có thể đã lỗ 40-50 triệu đồng.

Theo thông tin từ các công ty xuất nhập khẩu y tế, giá một số nguyên liệu sản xuất tân dược đã giảm nhanh. Chẳng  hạn như Vitamin C, từ 3-4 USD/kg (giữa năm 2002), tăng vọt lên 14-15 USD/kg (tháng 2-3/2003), nhưng đến thời điểm này đang ở mức 4,5-5 USD/kg. Các vitamin khác cũng giảm đáng kể: vitamin B1 từ 17-18 USD/kg xuống còn 14 USD/kg, B6 từ 19,5 USD/kg xuống còn 11-12 USD/kg. Một số mặt hàng thuộc nhóm kháng sinh có mức giảm trung bình 10-30%. Ampicyclin từ 33-35 USD/kg xuống 28-29 USD/kg, Tetracyclin từ 12,5 USD/kg xuống 11,3 USD/kg... Nguyên liệu thuộc nhóm giảm đau, hạ nhiệt cũng giảm như Paracetamol từ 2,4 USD/kg xuống 1,8-1,9 USD/kg.

Giám đốc của một xí nghiệp dược phẩm TƯ thì nói rằng: thực ra, sau cơn sốt giá, việc tiêu thụ đã chững lại, trong quý II đã ở trong tình trạng ''quá tồi tệ''.

Các DN đạt tiêu chuẩn GMP còn gặp khó khăn hơn do chi phí sản xuất quá cao. Tại một số đơn vị, công nhân chỉ còn làm việc 4 ngày/tuần. Riêng thuốc nội, các DN cho biết, tại thời điểm giá nguyên liệu tăng đột biến, các chi phí sản xuất như: điện, xăng dầu, bao bì... cũng tăng. Giá thuốc nội có tăng nhưng không theo kịp bởi thường trong tình trạng cạnh tranh giá, chỉ cần nhích một chút là không bán được hàng. Theo phản ánh của các nhà thuốc, giá một số ít mặt hàng thuốc nội giảm nhẹ hoặc ổn định trong những tháng gần đây. Trong khi đó, khá nhiều thuốc ngoại lên giá.

Biến động về giá càng khiến cho DN sản xuất khó khăn trong thực hiện thông tư liên tịch y tế - tài chính quy định về niêm yết giá bán lẻ. Một số công ty, xí nghiệp lo chi phí cho việc dán tem lượng hàng tồn kho lên tới cả trăm triệu đồng. Thêm vào đó là các thao tác cho việc dỡ ra, xếp vào cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc do yêu cầu bảo quản rất khắt khe. Một DN ''kêu'': Chúng tôi chưa biết phải niêm yết giá nào cho hợp lý khi giá thuốc biến động hàng ngày''.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cá basa Việt Nam an toàn hơn cá Mỹ (11/09/2003)
Mía đường ngày càng đắng! (11/09/2003)
Sắp có Hiệp hội kinh doanh chứng khoán (10/09/2003)
Cẩn thận khi mua vàng! (10/09/2003)
''Đang có một dòng đầu tư của các DN Nhật vào Việt Nam'' (03/11/2003)
Khó đòi hàng trăm tỷ đồng nợ thuế nhập khẩu (10/09/2003)
Hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia đều chậm (10/09/2003)
Đăk Lăk lo được mùa ngô (10/09/2003)
Hải Phòng tồn đọng gần 400 tấn cá đặc sản (10/09/2003)
TP.HCM đề ra 11 chương trình hội nhập kinh tế (10/09/2003)
Đối tác nước ngoài làm môi giới xuất khẩu phải nộp thuế (10/09/2003)
Tháo gỡ vướng mắc cho đấu giá đất ở quận Tây Hồ (10/09/2003)
Cần đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng CNTT (10/09/2003)
Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (10/09/2003)
Thắp sáng niềm tin và cơ hội cho tài năng kinh doanh trẻ (10/09/2003)
Tro ve dau trang