Làm thế nào để nông dân hội nhập?
09:29' 14/09/2003 (GMT+7)

Công nghiệp chế biến lạc hậu đang là bất lợi đối với nông sản Việt Nam.

Trên một phương diện nào đó, tiến trình phát triển hội nhập nông thôn Việt Nam cũng phải đi qua những giai đoạn "tu thân, tề gia, trị quốc" rồi mới "bình thiên hạ". Trong một thế giới ngày càng nhỏ bé lại nhờ hội nhập, cần những chuẩn bị gấp rút nhằm vào nỗ lực giải quyết một số "lý do nội tại" để hợp lý hoá và hữu hiệu hoá môi trường phát triển trong nước, nhằm dọn chỗ cho những bước đầu hội nhập của nông thôn và nông dân.

Cái nhìn mới cho chiến lược phát triển quốc gia

Trong tương lai, VN có thể chọn lựa một con đường phát triển đặc trưng hơn cho mình, có tính cách bền vững và có chú ý giải quyết đến thất nghiệp và phẩm chất phát triển, thay chỉ vì hoàn toàn thuần định lượng bằng một mục tiêu và các con số phát triển cao hàng năm. Trong đó đúng như đường lối của VN hiện nay đặt ưu tiên cho việc xoá đói giảm nghèo, hoàn tất các khung luật lệ của nền kinh tế thị trường trong khung cảnh pháp trị, phát triển mạng lưới an ninh xã hội và cải thiện khẩn cấp môi trường.

Nhưng để vực dậy nông thôn, vấn đề không phải chỉ là các chính sách tăng năng suất và sản xuất nông sản theo lý luận cổ điển. Nông nghiệp VN tăng trưởng khá nhanh từ thời kỳ đổi mới, nhưng đã không dẫn đến việc chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhất là hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long nơi đông dân cư nhất. Nguyên nhân chính là do các vùng này tập trung chủ yếu vào việc xuất khẩu nông sản thô. Khó thực hiện được việc đa dạng hoá các nông sản cũng như phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm để rút lao động ra khỏi nông nghiệp. Vì đó, năng suất lao động và thu nhập của nông dân đã khó tăng nhanh để tạo tích luỹ cho nông nghiệp và đầu tư lao động cùng tư bản vào phát triển công nghiệp theo các mô hình phát triên quen thuộc.

Chiến lược phát triển mới được ghi nhận ở vài nước láng giềng châu Á là một chính sách phát triển toàn bộ và liên kết  nhắm vào tăng sản xuất nông nghiệp gồm cả những biện pháp xã hội, giáo dục và y tế được phối hợp chặt chẽ ở những vùng được nghiên cứu là có tiềm năng phát triển nông nghiệp, và đồng thời khuyến khích phát triển ở các vùng nông thôn khác trong các ngành sản xuất mới theo lợi thế tương đối như công nghiệp, dịch vụ và nhất là ngoại thương trong buổi hội nhập quốc tế hiện tại. Từ đó hy vọng sẽ dẫn đến một quốc sách mới chú trọng công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn trong chu trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bắt buộc của phát triển khi tỷ trọng nông nghiệp sẽ từ từ giảm bớt trong nền kinh tế quốc dân. Tâm lý tiểu nông nặng nề của người nông dân VN, mặc dù là đặc trưng của VN do ảnh hưởng đời sống làng xã và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời sẽ là rào cản quan trọng về phát triển. Cần dùng giáo dục hiện đại để nâng cao trình độ và giúp họ nhiều hơn trong  hội nhập, cũng như khuyến khích họ có nhiều tham vọng vật chất hơn để tiến bộ.

Công nghiệp hoá nông thôn

Kinh nghiệm phát triển của Đài Loan và nhiều nước châu Á thấy ở nông thôn có thể phát triển những ngành công nghiệp mới. Về vốn, Đài Loan và Trung Quốc đã tích luỹ vốn phần lớn trong từ ngay trong khu vực nông nghiệp. Thặng dư nông nghiệp này làm cho tiết kiệm nông thôn tăng nhanh, giúp các xí nghiệp, hương trấn phát triển mạnh mẽ. Cần nhấn mạnh là Trung Quốc và Đài Loan còn cho VN bài học thích hợp nhất là chính sách mới công nghiệp hoá nông thôn nên chuyển hướng đầu tư sang các doanh nghiệp nhỏ, dùng nhiều lao động và có cơ sở nông thôn, trái ngược hẳn với chính sách của các nước Đông Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia đã dồn đầu tư vào mở mang các hãng lớn ở các đô thị lớn. Điều này đặc biệt quan trọng cho VN với tình trạng nền kinh tế kém vệ hiệu quả và sức cạnh tranh xuất khẩu hàng công nghiệp, do bởi chính sách đầu tư sai từ nhiều năm trước đây dồn vào các xí nghiệp quốc doanh lớn, sản xuất thay thế nhập khẩu, dùng nhiều vốn ít lao động và hướng vào công nghiệp nặng.

Nhìn lại từ khi bắt đầu thực hiện chương trình đổi mới năm 1989 ở VN, ngành công nghiệp đã tăng trưởng mạnh hơn so với nông nghiệp. Đầu tư nước ngoài là một nhân tố chính trong quá trình này. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hoá chỉ  giới hạn ở hầu hết các khu cực thành thị. Việc áp dụng một chính sách ưu tiên doanh nghiệp nhà nước và khu vực thành thị hơn là doanh nghiệp tư nhân và khu vực nông thôn là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của công cuộc công nghiệp hoá nông thôn ở VN và nguy cơ kéo dài sự tụt hậu của toàn nền kinh tế.

(Theo Tuổi Trẻ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Du khách nước ngoài đến TP.HCM tăng đáng kể (14/09/2003)
TP.HCM ''xoay'' tiền xây nhà cho người nghèo (14/09/2003)
Tín dụng ''nóng'', ngân hàng ''rên xiết''! (14/09/2003)
''Đụng độ'' nảy lửa trong vấn đề nông nghiệp (14/09/2003)
Luật Phá sản sẽ điều chỉnh cá nhân kinh doanh (13/09/2003)
Hungary miễn đàm phán gia nhập WTO với Việt Nam (13/09/2003)
Khởi công công dự án tổ hợp kim loại màu lớn nhất nước (13/09/2003)
Việt Nam cần đẩy mạnh cổ phần hoá (13/09/2003)
Campuchia và Nepal chính thức là thành viên WTO (13/09/2003)
Wave Alpha lại... "sốt" (13/09/2003)
Có gian lận trong xuất hàng dệt may vào Mỹ (13/09/2003)
Giảm hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư cho một số dự án (13/09/2003)
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn việc mua bán đất trao tay (12/09/2003)
Bãi bỏ việc cấp, đầu tư trở lại từ các khoản thu ngân sách (12/09/2003)
Một số mẫu xe nổi bật tại Triển lãm ôtô Frankfurt 2003 (12/09/2003)
Tro ve dau trang