Rộng đường xuất khẩu, dừa lên giá gấp đôi
08:53' 15/09/2003 (GMT+7)
Các sản phẩm từ dừa đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ 10 ngày qua, hàng chục chiếc tàu của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc... đậu dài trên sông Hàm Luông, Bến Tre để chờ nhận hàng là các sản phẩm từ dừa. Bà Ngô Kim Ngọc, Giám đốc Công ty Trúc Giang (Bến Tre) cho biết, hiện tại công ty thu mua dừa với giá 1.730 đồng/trái, cao gấp hơn 2 lần so với trước đây nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy hoạt động.

Lại thêm cảnh lũ lượt ghe, tàu của các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Cà Mau... mang dừa trái về Bến Tre để chờ cơ hội xuất đi. Giá dừa tiêu thụ tại bến đã lên đến 1.800 đồng/trái. Chỉ mới cách đây hơn 1 năm, khi gần 2 triệu rưỡi cây dừa tại đây bị nhiễm bệnh bọ cánh cứng, các nhà máy lại chưa có đầu ra nhiều đã khiến cho giá dừa trái giảm đến mức khó tin (500-600 đồng/trái).

Hiện Bến Tre xuất khẩu trên 40 triệu trái dừa/năm sang thị trường Trung Quốc, Campuchia. Mặt khác, với hàng loạt nhà máy, cơ sở chế biến đang hoạt động thì ước tính lượng tiêu thụ dừa trái của Bến Tre đã vượt xa tổng sản lượng dừa trong tỉnh. Tất cả các bộ phận từ cây dừa: cơm dừa, gáo dừa, vỏ dừa, xơ dừa... đều được tận dụng tối đa để đem lại ngoại tệ. Ngoài các mặt hàng truyền thống như: kẹo dừa, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy..., tỉnh còn đầu tư cho những mặt hàng cao cấp như sữa dừa, nước dừa đóng hộp, nệm xơ dừa. Và nếu như trước đây, mụn dừa là chất thải, gây ô nhiễm môi trường trong quy trình sản xuất chỉ xơ dừa thì nay lại được chế biến thành ''đất sạch'' một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Chỉ riêng Công ty Trúc Giang liên doanh với Sri Lanka với 3 nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy với công suất 60 tấn thành phẩm, mỗi ngày đã tiêu thụ một nửa tổng sản lượng dừa trái của tỉnh. Bà Ngô Kim Ngọc, Giám đốc Công ty Trúc Giang cho biết, hiện tại công ty thu mua dừa với giá 1.730 đồng/trái, cao gấp hơn 2 lần so với trước đây nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy hoạt động. Công ty phải tìm nguồn nguyên liệu từ các tỉnh lân cận. Bà Kim Ngọc thông tin thêm, tháng 12 này sẽ có thêm một nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy chất lượng cao khác (do Sri Lanka đầu tư). Nhà máy này có công suất tiêu thụ đến 1.500.000 trái/ngày.

Ngoài ra, tập đoàn Slivermill Group (Sri Lanka) hợp tác với Hà Lan đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mụn dừa - một phế phẩm chỉ xơ dừa mà người dân hay bỏ đi - thành phân bón đất sạch được thị trường các nước tiêu thụ mạnh. Trong tháng 9, Sở Công nghiệp Bến Tre đã ký văn bản ghi nhớ với 2 đối tác nước ngoài về việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa dừa. Với những chuyển động này, một vài năm nữa, Bến Tre sẽ trở thành trung tâm tiêu thụ dừa trái cho cả khu vực ĐBSCL.

Ông Trần Anh Tuấn, quyền Giám đốc Sở Công nghiệp Bến Tre cho biết, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm dừa đã tăng dần: năm 2001 là 24 triệu USD, 2002: 31 triệu USD. Bến Tre có diện tích dừa lớn nhất so với các tỉnh trong cả nước, với hơn 35 ngàn ha, mỗi năm đạt sản lượng vào khoảng 200 triệu trái. Cây dừa Bến Tre đã nuôi sống cho gần 45% dân số và đóng góp gần 50% giá trị sản lượng công nghiệp trong tỉnh.

(Theo Thanh Niên)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Campuchia: Được và mất khi gia nhập WTO (15/09/2003)
Giá cà phê Việt Nam tăng mạnh (14/09/2003)
Làm thế nào để nông dân hội nhập? (14/09/2003)
Du khách nước ngoài đến TP.HCM tăng đáng kể (14/09/2003)
TP.HCM ''xoay'' tiền xây nhà cho người nghèo (14/09/2003)
Tín dụng ''nóng'', ngân hàng ''rên xiết''! (14/09/2003)
''Đụng độ'' nảy lửa trong vấn đề nông nghiệp (14/09/2003)
Luật Phá sản sẽ điều chỉnh cá nhân kinh doanh (13/09/2003)
Hungary miễn đàm phán gia nhập WTO với Việt Nam (13/09/2003)
Khởi công công dự án tổ hợp kim loại màu lớn nhất nước (13/09/2003)
Việt Nam cần đẩy mạnh cổ phần hoá (13/09/2003)
Campuchia và Nepal chính thức là thành viên WTO (13/09/2003)
Wave Alpha lại... "sốt" (13/09/2003)
Có gian lận trong xuất hàng dệt may vào Mỹ (13/09/2003)
Giảm hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư cho một số dự án (13/09/2003)
Tro ve dau trang