Nâng giá xi măng không phải là lối thoát
09:47' 24/09/2003 (GMT+7)

Tăng giá than từ 1/10 sẽ làm tăng giá thành sản xuất xi măng thêm khoảng 2.000 đồng/tấn.

Mặc dù là cuộc họp bàn ngày 23/9 để tìm các giải pháp cắt giảm chi phí nhằm mục đích không tăng giá bán xi măng (khi giá than nguyên liệu lại tiếp tục tăng thêm gần 18.000 đồng/tấn kể từ ngày 1/10) nhưng không ít các thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam lại đòi tăng giá xi măng cho "bằng chị bằng em".

Đợt tăng giá than sắp tới sẽ làm tăng giá thành sản xuất xi măng thêm khoảng 2.000 đồng/tấn. Cá biệt có đơn vị như Công ty xi măng Hải Phòng, giá than tăng sẽ làm giá thành xi măng tăng thêm 7.600 đồng/tấn. Giám đốc Công ty xi măng Hoàng Thạch Nguyễn Văn Nam phân tích: 3 năm vừa qua các loại vật tư đầu vào như dầu, than, điện liên tục tăng giá. Cụ thể, dầu MFO tăng 28,6%; từ tháng 10/2002 điện tăng giá khoảng 12%; đặc biệt là than cám trong 3 năm đã tăng giá thêm 20%, tháng 10/2003 tới đây còn tiếp tục tăng thêm gần 18.000 đồng/tấn, nên xi măng "không tăng giá suốt 4 năm qua là điều không công bằng".

Tuy nhiên có hai lý do để cán bộ ngành xi măng cân nhắc hết sức thận trọng vấn đề tăng hay không tăng giá xi măng trong thời điểm hiện nay. Thứ nhất, dưới góc độ khách quan; "những ngành có thể tăng giá trong thời gian qua là điện, than... đều là những ngành có lợi thế cạnh tranh, mà nói thẳng ra là độc quyền. Còn xi măng khả năng tăng giá khó có thể xảy ra vì chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt với xi măng liên doanh, xi măng ngoại nhập, đặc biệt kể từ ngày 1/7, khi thuế nhập khẩu xi măng giảm theo cam kết AFTA chỉ còn 20%", Giám đốc Công ty xi măng Bỉm Sơn Lê Văn Chung nhìn nhận.

Lý do thứ hai, về mặt chủ quan, ông Chung cho rằng ngành xi măng vẫn còn "cửa" để giữ được giá cạnh tranh: đó là đổi mới công nghệ và tăng năng suất lao động. Chẳng hạn như hiện nay định mức tiêu hao nhiên liệu của một dây chuyền sản xuất xi măng mới chỉ vào khoảng160 cân nguyên liệu/tấn xi măng, trong khi dây chuyền cũ tiêu hao 300 cân/tấn. Cũng như vậy năng suất lao động bình quân trong dây chuyền của các nước trong khu vực khoảng 1800-1900 tấn/công nhân, trong khi năng suất ở Việt Nam chỉ bằng một nửa.

Tuy nhiên kinh phí cho việc đổi mới công nghệ đang là thách thức đối với nhiều công ty xi măng; không đủ tích luỹ, các công ty đều phải vay thương mại cho việc đổi mới này áp lực trả lãi vay cũng đè nặng lên giá thành sản phẩm. Ông Chung đề nghị Chính phủ, ngoài việc có chính sách quyết liệt hơn trong cắt giảm và tiến tới xoá bỏ độc quyền đối với một số ngành, lĩnh vực; khắc phục tình trạng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng giá vù vù; cần có cơ chế hỗ trợ về giá nguyên liệu đầu vào, về vốn vay... đối với những mặt hàng đang phải cạnh tranh trong hội nhập.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam Phạm Thanh Hải tái khẳng định giữ nguyên giá bán xi măng và lệnh cho các công ty thành viên phải thực hiện các biện pháp truyền thống như: tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, tăng năng suất lao động, để giảm chi phí, giá thành sản phẩm.

(Theo Thanh Niên)

Tin liên quan:

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hà Nội thu hồi 34.000 m2 đất mở rộng quốc lộ 32 (24/09/2003)
Tập trung ngăn chặn thuốc lá giả nhập lậu (23/09/2003)
Máy soi tiền bán chạy (23/09/2003)
Miền Trung có thêm một khu du lịch - thương mại - thể thao (23/09/2003)
Tháng 9 giá tiêu dùng tăng 0,1% (23/09/2003)
Cá ngựa trước nguy cơ tuyệt chủng (23/09/2003)
Xuất khẩu thủy sản vào EU tăng 67% (23/09/2003)
ĐBSCL sẽ chỉ còn 700.000-800.000ha đất ngập mặn (23/09/2003)
Gạo xuất khẩu Việt Nam đang vững giá (23/09/2003)
Đã huy động 1.250 tỷ đồng trái phiếu đô thị TP.HCM (23/09/2003)
Từ 1/11, tổng kiểm tra mặt hàng điện thoại di động (23/09/2003)
Quy định lệ phí cấp phép hoạt động điện lực (23/09/2003)
Số phận 40 nhà máy đường sẽ ra sao? (23/09/2003)
Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO (23/09/2003)
Khai mạc hội nghị các nhà tài trợ cho nông nghiệp (03/11/2003)
Tro ve dau trang