Các dự án xây dựng "đụng" đâu sai đó
11:50' 24/09/2003 (GMT+7)

Sai phạm diễn ra ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư...

Qua thanh tra kiểm tra việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (chương trình 135) tại 23 tỉnh, Thanh tra Nhà nước nhận định "tỷ lệ sai phạm từ các dự án tuy không lớn nhưng sai phạm diễn ra ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư..."

Tại nhiều địa phương, Thanh tra Nhà nước phát hiện các công tác quy hoạch khảo sát đầu tư, khảo sát thiết kế... thực hiện không đến nơi đến chốn, không sát thực tế dẫn đến cảnh "dở khóc, dở cười". Đập Mương Vui, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá) chưa khảo sát thực tế đã vội vàng thiết kế đập nước với quy mô tưới cho 67.000m2, phục vụ 456 nhân khẩu với kinh phí đầu tư 343 triệu đồng, trong khi cánh đồng chỉ có 9.800m2 và... chưa có hộ dân nào ở.

Tại xã Lalang (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), 12/15 giếng nước cạn vào mùa khô nhưng vô phương nạo vét vì "đụng" đá lớn do trước đó khảo sát ẩu. Tương tự như vậy, công trình giếng đào tại sáu thôn của xã Bù Gia Mập (huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước) thi công vào mùa mưa, đến mùa khô hầu như cạn nước, gây lãng phí cho dự án. Rồi công trình đường điện xã Lam Vĩ (huyện Định Hoá, Thái Nguyên) do lập dự án có sai sót dẫn đến tốn thêm 58,6 triệu đồng để khắc phục.

Ngoài ra, theo kết quả thanh tra, chất lượng và trình độ, kiến thức của cán bộ quản lý dự án, cán bộ giám sát của các xã cũng có nhiều bất cập. Nhiều người ngại khó, không có mặt ở hiện trường nhưng vẫn đặt bút ký vào các biên bản nghiệm thu, tạo điều kiện cho việc kê khống khối lượng thi công, khối lượng vận chuyển (chiếm tới 59% tổng số sai phạm đã phát hiện).

Hiện chương trình 135 đang được Chính phủ triển khai ở 49 tỉnh, thành phố với khoảng 2.000 xã thuộc diện khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

(Theo Tuổi Trẻ)

Tin liên quan:

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ngành thép và cuộc 'sửa mình' khắc nghiệt (24/09/2003)
Khai thác tiềm năng phát triển vùng biên giới Việt - Lào - Campuchia (24/09/2003)
Nâng giá xi măng không phải là lối thoát (24/09/2003)
Hà Nội thu hồi 34.000 m2 đất mở rộng quốc lộ 32 (24/09/2003)
Tập trung ngăn chặn thuốc lá giả nhập lậu (23/09/2003)
Máy soi tiền bán chạy (23/09/2003)
Miền Trung có thêm một khu du lịch - thương mại - thể thao (23/09/2003)
Tháng 9 giá tiêu dùng tăng 0,1% (23/09/2003)
Cá ngựa trước nguy cơ tuyệt chủng (23/09/2003)
Xuất khẩu thủy sản vào EU tăng 67% (23/09/2003)
ĐBSCL sẽ chỉ còn 700.000-800.000ha đất ngập mặn (23/09/2003)
Gạo xuất khẩu Việt Nam đang vững giá (23/09/2003)
Đã huy động 1.250 tỷ đồng trái phiếu đô thị TP.HCM (23/09/2003)
Từ 1/11, tổng kiểm tra mặt hàng điện thoại di động (23/09/2003)
Quy định lệ phí cấp phép hoạt động điện lực (23/09/2003)
Tro ve dau trang