221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
196188
Giá đường giảm, nhiều DN phải bán ''đường non''
1
Article
null
Giá đường giảm, nhiều DN phải bán ''đường non''
,

(VietNamNet) - Từ giữa tháng 12/2003 đến nay, dù nhu cầu tiêu thụ đường cao nhưng giá đường trong nước lại đang giảm. Nhiều nhà máy dù mới bước vào vụ sản xuất nhưng đã phải bán đường ra thấp hơn giá thành, thiệt hại không chỉ cho nhà máy mà còn ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường phân phối.

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu đường 2004.

Đây là một trong những điểm nóng được Bộ Thương mại vừa đưa ra trong cuộc họp về thị trường trong nước. Nguyên nhân chính do hầu hết các nhà máy đường gặp khó khăn về tài chính tồn đọng từ những năm trước, thiếu vốn hoạt động kinh doanh, bị sức ép phải trả tiền mua mía cho nông dân và chi phí cho sản xuất nên đã phải bán ra với lượng đường lớn, thậm chí phải bán ''đường non'' cho các nhà kinh doanh.

Giá bán buôn đường kính đầu tháng 11/2003 là 4.000 - 4.500 đồng/kg thì đến tháng 1/2004 chỉ còn 3.800 - 4.000 đồng/kg trong khi giá mua mía của nông dân nhìn chung giữ ở mức 180.000 - 200.000 đồng/tấn mía cây 10 CCS tại ruộng, có nơi như Sơn La, giá mua mía cây lên tới 275.000 đồng/tấn.

Giá đường thấp nên xuất hiện tình trạng nhiều DN kinh doanh và tiêu thụ đường thời gian này đang tăng cường thu mua và dự trữ đường. Khác với diễn biến của các năm trước, lượng đường bán ra ngay từ đầu vụ đã khá lớn, riêng tháng 1 vừa qua đã đạt 130.000 tấn, trong khi bình quân các tháng năm 2003 chỉ đạt 90.000 tấn/tháng.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có cuộc họp với các công ty, nhà máy đường cả nước nhằm thống nhất một số biện pháp bình ổn thị trường này. Trước hết là giữ giá đường ổn định theo khung giá chung: đường thô: 3.500 - 3.700 đồng/kg, đường vàng (RS): 4.000 -4.500 đồng/kg, đường trắng (RE): 4.700 - 5.000 đồng/kg trở lên; Từng bước kéo giá lên để giảm lỗ và giữ giá mua mía, bảo hộ cho nông dân trồng mía. Ngoài ra, Hiệp hội và nhà máy cũng bàn cách phối hợp với các công ty kinh đoanh đường lớn để ký hợp đồng bán đường và ứng vốn cho nhà máy chịu lãi suất theo lãi suất ngân hàng, giám sát chặt chẽ tình hình thị trường và tình hình tiêu thụ đường để có biện pháp mạnh nếu có nhà máy nào cố tình bán đường dưới giá sàn cam kết.

Dự báo về thị trường đường thế giới trong năm 2004, Bộ Thương mại nhận định, sản lượng đường thế giới vụ 2003 - 2004 chỉ đạt 147 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng của cả EU, Trung Quốc, Ấn Độ đều giảm, nhất là Trung Quốc do sương giá nên dự báo năng suất đường giảm 8%, sản lượng ước chỉ có 9,6 triệu tấn, trong khi nhu cầu là 12 triệu tấn. Như vậy, Trung Quốc phải nhập 1,5 triệu tấn đường, Indonesia cũng phải nhập1,5 triệu tấn đường trong năm nay. Hiện chỉ có vùng Trung Nam Brazil được mùa nhưng do vận chuyển xa và phí cao nên sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam.

Do vậy, các biện pháp giữ giá sàn của Hiệp hội Mía đường là rất cần thiết; tuy nhiên, ngành Đường cũng rất cần có các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ như khoanh nợ, tiếp tục cho vay để duy trì sản xuất, đảm bảo tồn kho, lưu thông đúng tiến độ để giữ vững giá đường.

  • Phương Thanh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,