221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
234567
Môi trường đầu tư của Việt Nam đang xấu đi
1
Article
null
Môi trường đầu tư của Việt Nam đang xấu đi
,

(VietNamNet) - Theo Bộ Công nghiệp môi trường thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang bị xấu đi và mất dần lợi thế so với Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực.

Sản xuất ôtô tại liên doanh ôtô Hoà Bình (VMC).

Ttrong quý I/2004 (tính tới ngày 20/3) cả nước có 120 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với số vốn đăng ký là 420 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2003 và có 29 dự án bổ sung vốn 294,6 triệu USD. Cộng chung cả quý đã thu hút được số vốn đầu tư 714,6 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2003. Tuy nhiên với tốc độ như vậy, thì ước cả năm khó đạt được mục tiêu thu hút 3,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới và vốn thực hiện đầu tư cũng khó vượt con số 2,65 tỷ USD của năm 2003. 

Phân tích từ Bộ Công nghiệp cho thấy những hạn chế chủ yếu đang làm mất dần các lợi thế cạnh tranh trong môi trường đầu tư của ta hiện nay gồm:

Thuế cao nhất khu vực

Những thay đổi về thuế bất hợp lý thời gian qua đang làm nản lòng các nhà đầu tư và đang ảnh hưởng tới những quyết định xin cấp phép đầu tư. Việc tăng thuế thu nhập của DN FDI từ 25% lên 28% bắt đầu từ 1/1/2004 và cách khấu trừ thuế thu nhập phức tạp cùng một số chi phí hợp lý về tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi bị khống chế ở mức từ 7%-10%, thực tế đã đẩy thuế suất thuế thu nhập lên tới trên 40%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thuế suất này tại Trung Quốc là 33%, Inđônêxia 30%, Philippin 32%, Malaysia 29%, Singapore 22%). Thủ tục hoàn thuế thu nhập do tái đầu tư quá phức tạp gây khó khăn cho nhà đầu tư và hạn chế tái đầu tư.

Việc tăng thuế GTGT đối với một số dịch vụ cung ứng cho KCX, như bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, kế toán, kiểm toán... trước là 0% nay là 5%, 10% đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô, các biện pháp hành chính như tạm ngừng đăng ký xe máy; cách tính thuế và thời điểm áp dụng tính thuế nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cho lắp ráp ôtô, xe máy trong quá trình thực hiện nội địa hoá; giá tính thuế áp đặt để tính thuế nhập khẩu linh kiện điện tử, vi tính chưa sát thực tế không những làm mất đi khả năng và cơ hội tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu của các DN trong những lĩnh vực này, mà còn làm cho chi phí của các DN khác (khi mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại) tăng thêm.

Cách đánh thuế thu nhập cá nhân với người Việt Nam theo lũy tiến đã làm cho chúng ta trở thành quốc gia có mức thuế cao nhất trong khu vực (từ 10%-65%), trong khi của Trung Quốc là 5%-45%, Inđônêxia 5%-35%, Malayxia1%-29%, Singapore 5%-22%. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc chi phí trả cho lao động Việt Nam cao hơn nhiều nước, không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Nói tóm lại, chính sách thuế bất hợp lý hiện nay không những ảnh hưởng tới môi trường sản xuất kinh doanh  mà còn đang làm mất đi ý nghĩa các ưu đãi đầu tư khác như ưu đãi về  thuê đất, giải phóng mặt bằng, cũng như nỗ lực không ngừng của các địa phương, trung ương trong việc vận động, xúc tiến, thúc đẩy đầu tư nước ngoài.

Chi phí sản xuất cao

Giá một số nguyên liệu, nhiên liệu như xăng dầu, điện nước, xi măng, sắt thép... đều do các Tổng công ty Nhà nước độc quyền chi phối và đang ở mức cao so với các nước trong khu vực cũng gây ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường đầu tư. Giá cả đầu vào tăng làm cho giá bán tăng, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nội địa và xuất khẩu, làm mất đi môi trường đầu tư có cho phí thấp tại Việt Nam. Chẳng hạn chi phí cho việc lắp ráp một chiếc tivi ở Việt Nam, theo tính toán  hiện nay là 6-7 USD thậm chí có DN lên tới 8-9USD, trong khi tại các nước Asean là 3USD và Trung Quốc là 1USD.

Nếu như Chính phủ, các Bộ, ngành không tăng cường điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống đầu cơ, độc quyền đẩy giá lên cao hoặc bán phá giá do nhập lậu trốn thuế, thì môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ ngày càng kém hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ không thể đẩy mạnh được.

  • Trần Thuỷ 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,