221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
237949
Nóng bỏng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc
1
Article
null
Nóng bỏng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc
,

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nỗ lực cùng nhau giải quyết các tranh chấp thương mại hai chiều đang có xu hướng gia tăng từ cuối năm qua.

Bà Wu Yi, Phó Thủ tướng Trung Quốc.

Ngày 19/4, Phó Thủ tướng Trung Quốc, bà Wu Yi cùng với phái đoàn thương mại cao cấp đến Hoa Kỳ. Tại đây, bà Wu Yi sẽ chủ trì phiên họp thứ 15 của Ủy ban thương mại hỗn hợp Trung – Mỹ (Joint Commission on Commerce and Trade - JCCT) cũng như có các cuộc hội đàm với Bộ trưởng Thương mại Donald Evans và đại diện thương mại Mỹ Robert Zoellick vào ngày 21/4.

Tranh chấp gia tăng

Vấn đề quan trọng nhất trong chuyến công du Hoa Kỳ của bà Wu Yi là việc Trung Quốc bị Hoa Kỳ kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về linh kiện bán dẫn. Các hồ sơ "nổi cộm" khác được đề cập trong các cuộc hội đàm là việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn kỹ thuật về hệ thống không dây (WIFI), tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ (NDT) với USD cũng như vấn đề thâm hụt thương mại giữa hai nước.

Hoa Kỳ lập luận rằng, việc Trung Quốc áp đặt mức thế giá trị gia tăng 17% lên các sản phẩm bán dẫn nhập khẩu (trong khi chỉ sử dụng mức thuế 3% với các nhà sản xuất nội địa) là không công bằng. Vì vậy ngày 18/3 vừa qua, Mỹ đã gửi hồ sơ này lên WTO. Đây là lần đầu tiên, một quốc gia trong số 145 đối tác thương mại (trong WTO) kiện Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập WTO năm 2001.

Hiện tại, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang gây áp lực mạnh nhằm buộc Trung Quốc phải thả đổi - hay ít ra là điều chỉnh lại tỷ giá đồng NDT. Hoa Kỳ cho rằng, tỷ giá được gắn cố định như hiện nay (1USD = 8,2NDT) là không hợp lý, thấp hơn giá trị thực của đồng NDT từ 15-20%. Điều này làm cho hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ, có sức cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Những dấu hiệu trong thời gian gần đây cho thấy, Trung Quốc có đôi chút nhượng bộ. Mới nhất là vào ngày 18/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Chu Tiểu Xuyên cho biết, Trung Quốc sẽ có một số biện pháp “thích hợp” trong việc xác định lại tỷ giá đồng NDT.

Ngoài ra, Hoa Kỳ gây áp lực Trung Quốc phải mở cửa nhiều hơn nữa để cho hàng hóa Mỹ dễ dàng thâm nhập hơn vào thị trường rộng lớn với hơn 1,3 tỷ dân. Mỹ lên án Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ cũng như không thực thi “một cách đầy đủ” các cam kết trước đây (khi gia nhập WTO). Tranh cãi mới nhất là xung quanh việc Trung Quốc áp đặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về các thiết bị không dây (WIFI) - hành động này bị một số công ty Hoa Kỳ như Intel, Dell phản đối kịch liệt.

Giảm hụt mức thâm hụt mậu dịch cũng là vấn đề quan tâm của Mỹ. Hoa Kỳ thúc ép Trung Quốc mua nhiều hàng hóa của nước này hơn nữa để giảm mức thâm hụt (lên tới 126,3 tỷ USD trong năm 2003).

Về phần mình, Trung Quốc sẽ yêu cầu Hoa Kỳ nới lỏng việc xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao, thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc cũng như nới lỏng hạn ngạch xuất khẩu dệt may mà phía Mỹ đang áp đặt.

Nhân nhượng từ hai phía

Việc Trung Quốc áp đặt tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết bị WIFI bị các công ty Mỹ phản đối mạnh.

Theo các chuyên gia phân tích, mặc dù quan hệ thương mại Mỹ - Trung có những căng thẳng, nhưng do sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế lớn nên cả hai phía sẽ có những hành động kìm chế và nhượng  bộ lẫn nhau.

Hiện Trung Quốc đang tái đầu tư khoản thặng dư mậu dịch với Mỹ vào đồng USD, chủ yếu là mua trái phiếu kho bạc của Mỹ (Trung Quốc đang là chủ nợ lớn của Mỹ). Trung Quốc cho rằng, việc Hoa Kỳ gây căng thẳng trong lĩnh vực thương mại song phương thời gian qua là chuyện “không có gì mới” - bởi 2004 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ.

Có một thực tế, là Trung Quốc ngày càng nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa của Mỹ. Trong năm qua, Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng mua máy bay, thiết bị viễn thông, đậu nành… trị giá hàng chục tỷ USD từ Hoa Kỳ. Điều này vừa giúp Mỹ giảm thâm hụt trong cán cân thương mại, vừa “xoa dịu” phần nào những chỉ trích nhằm vào Trung Quốc.

  • Hoàng Diệu – (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,