221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
240877
Hàng không giá rẻ- đối thủ của hàng không truyền thống
1
Article
null
Châu Á:
Hàng không giá rẻ- đối thủ của hàng không truyền thống
,

Hàng không giá rẻ (HKGR) đã trở nên quen thuộc ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Cách đây hơn 3 thập niên (năm 1971), Hãng Southwest Airlines (Hoa Kỳ) bắt đầu khai thác loại hình vận chuyển này. HKGR sau đó nhanh chóng lan sang châu Âu với sự xuất hiện của hãng danh tiếng Ryanair. Năm 2004 đánh dấu bước phát triển mới trong ngành hàng không dân dụng châu Á khi xu hướng trên đã bắt đầu nở rộ, mà tiên phong là hãng Air Asia (Malaysia).

Các hãng truyền thống: dè chừng, điều chỉnh chính sách

Air Asia - hãng HKGR đầu tiên khu vực châu Á.

Việc xuất hiện và cạnh tranh gay gắt về thị phần của các hãng giá rẻ đã đẩy những hãng “truyền thống” vào thế khó khăn, do không thể cạnh tranh về giá vé (yếu tố được nhiều người quan tâm nhất). Thông thường, giá vé trên các chuyến bay giá rẻ chỉ  bằng 40-60% so với các hãng truyền thống. Chẳng hạn, vé một chiều tuyến Singapore - Jakarta của hãng giá rẻ Lion Air (Indonesia) là 49USD, trong khi của Thai Airways (Thái Lan) là 182USD. Tại Australia, giá vé tuyến Melbourne - Perth của Virgin Blue là  855USD, trong khi của Qantas là 1.340USD.

Có thể thấy rõ thế mạnh của HKGR qua những năm 2001-2003, giai đoạn mà ngành hàng không khu vực và thế giới bị những “cú sốc lớn": khủng bố, chiến tranh Iraq và dịch bệnh SARS. Nhiều hãng truyền thống lâm vào cảnh lỗ nặng, thậm chí bị phá sản, trong khi các hãng giá rẻ vẫn hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận.

Trước sự cạnh tranh của HKGR, các hãng truyền thông phải dè chừng và có những điều chỉnh sách lược riêng để phát triển. Một số hãng đã chọn giải pháp là cung cấp các dịch vụ giá rẻ kèm theo, nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn như KLM's Buzz và United's Ted. Tại Canada, hãng hàng không một thời thống lĩnh thị trường là Air Canada đã phải công bố phá sản vào năm 2003 do vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ 2 đối thủ giá rẻ Westjet và Canjet. Tại New Zealand, Air New Zealand chọn giải pháp mua lại hãng giá rẻ Freedom Air thay vì cạnh tranh trực tiếp.

Tại Australia, Qantas – hãng hàng không truyền thống lớn nhất của nước này đã mở hãng HKGR con (Jetstar) để cạnh tranh với đối thủ Virgin Blue (hiện chiếm tới 34% thị phần dù mới chỉ thành lập năm 2000). Hành khách ở Australia được hưởng lợi nhiều nhất vì hai hãng liên tục giảm giá và đưa ra các chiêu khuyến mãi hấp dẫn. Ngoài ra, Qantas còn mở rộng thị trường bằng việc liên doanh với các đối tác Singapore để thành lập một hãng HKGR mới. Một số hãng hàng không lớn tại châu Á chọn giải pháp song song: cung cấp dịch vụ giá rẻ bên cạnh những dịch vụ vận chuyển truyền thống.

Đông Bắc Á - thị trường HKGR đầy tiềm năng

Nhiều chuyên gia nhận định, khu vực Đông Bắc Á sẽ là trọng tâm của ngành hàng không châu Á - bởi khu vực này tập trung 3 nền kinh tế lớn: Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc.

Dù mới thành lập được  4 năm, Virgin Blue hiện chiếm đến 34% thị phần tại Australia.

Với hơn 1,3 tỷ dân, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, dự báo Trung Quốc sẽ có số người sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển tăng rất nhanh trong những năm tới. Nhu cầu đi lại giữa các thành phố đông đúc, phát triển miền duyên hải không ngừng gia tăng. Ngoài ra, khi kinh tế các tỉnh phía Tây (Chính phủ đang thực hiện chương trình “đại khai phá miền Tây”) phát triển mạnh, thì nhu cầu đi lại Đông – Tây là rất lớn. Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy, Trung Quốc sẽ là thị trường lớn nhất cho các hãng HKGR khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khoảng cách địa lý gần gũi giữa 3 quốc gia Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc là một lợi thế đáng kể để HKGR phát triển. Theo các chuyên gia, thị trường HKGR khu vực Đông Bắc Á sẽ bùng nổ vào thời điểm 2005-2006. Chỉ riêng việc xuất hiện các hãng giá rẻ ở vùng phía Đông Bắc Trung Quốc sẽ gây áp lực lớn cho các hãng hàng không truyền thông của Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc. Bởi từ trước đến nay, chỉ có những hãng hàng không truyền thống này cạnh tranh với nhau. Mở rộng ra, trong những năm tới, các hãng hàng không của Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam, Philippines… cũng sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các hãng HKGR. Theo các chuyên gia, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh giá rẻ mới (kể cả ở khu vực Nam Á), xét một cách tổng thể sẽ là tín hiệu khả quan hơn cho lĩnh vực du lịch và kinh tế châu Á nói chung.

Tuy vậy, những khó khăn đối với HKGR ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng không ít. Để hạn chế đến mức thấp nhất có thể, các hãng thường phải chọn sân bay hạng hai, nhưng những sân bay như thế lại không có, hoặc rất hạn chế ở các quốc gia châu Á. Bên cạnh, do khu vực chia cắt và trải rộng nên khoảng cách địa lý giữa một số địa điểm rất xa nhau, thời gian bay kéo dài, gây bất tiện cho hành khách trên chuyến bay giá rẻ. Ngoài ra, vẫn còn đó những điểm bất đồng về một số quy định, thủ tục pháp lý đối với lĩnh vực hàng không của các quốc gia trong khu vực.

Một số đặc điểm của HKGR:

 Một hạng vé

 Một loại máy bay (giảm chi phí dịch vụ và đào tạo)

 Quy trình bán vé đơn giản, phổ biến nhất là bán qua mạng (giá thường tăng lên khi số vé bán ra càng nhiều, qua đó khuyến khích hành khách đặt vé sớm).

 Đường bay nối trực tiếp 2 điểm – không trung chuyển.

 Chọn những sân bay hạng hai, chi phí thấp.

 Chọn các tuyến bay có thời gian ngắn (1,5 - 4 giờ).

 Thường không cung cấp miễn phí dịch vụ, thức ăn hay đồ uống.

  • Hoàng Diệu – (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,