221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
345773
Cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM): ''hai chưa"
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM): ''hai chưa'
,

(VietNamNet) - Chưa kết luận được nguyên nhân lún, chưa biết thời gian tắt lún trên cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh - Thông tin mới nhất về "hai chưa" của công trình "tai tiếng'' này. 

Cao độ không đồng nhất ở cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh rất dễ gây ra tai nạn.

Chiều 18/4, Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng phía Nam - Bộ Xây dựng (PV KHCNXDPN), đã đưa ra kết luận kiểm định công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh. Theo đó, các hạng mục đã được kiểm tra đa số đều đạt yêu cầu. Chỉ còn 2 vấn đề cần phải xem xét: 26% số mẫu bê-tông hầm ga không đạt yêu cầu thiết kế và thời gian tắt lún. Cả đơn vị kiểm định và đại diện tư vấn giám sát (TS Phạm Văn Hùng, Phó phân Viện trưởng Viện Khoa học Giao thông Vận tải phía Nam - KHGTVTPN) đều cho rằng: kết quả 26% mẫu bê-tông không đạt thiết kế là chuyện bình thường và hiện tượng lún không phải do lỗi của đơn vị thi công. Qua kết quả đo vẽ, khảo sát đường cũ, ông Bùi Đình Nhuận, GĐ PV KHCNXDPN cho biết, cao độ thực tế hiện tại đều thấp hơn từ 5-100cm so với cao độ thiết kế. Ông Nhuận còn khuyến cáo về hiện tượng lún: "Đây chỉ là kết quả ở thời điểm chúng tôi tiến hành kiểm định. Hiện giờ, hiện tượng lún vẫn tiếp diễn". Theo ý kiến không chính thức của đơn vị kiểm định, nguyên nhân lún có thể là do lớp bùn bên dưới.

Cao độ ở công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh không đồng nhất.

Ông Trần Kiến Thiết, GĐ Khu Quản lý Giao thông đô thị, đơn vị sẽ quản lý công trình yêu cầu đơn vị thi công, (Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - Cienco 6) dứt khoát, phải đập bỏ toàn bộ hố ga không đạt yêu cầu và tiến hành thi công lại. Vì theo ông Thiết, đơn vị kiểm định không nói ra lý do tại sao chất lượng một số hố ga kém nhưng ai cũng biết đó là do đơn vị thi công. Ông cũng yêu cầu đơn vị thi công phải bù lún, tốt nhất là tuân theo quy trình đã được thiết kế cho toàn tuyến vì ở đường Nguyễn Hữu Cảnh đã có hiện tượng ngập nước khi có mưa.

Ông Bùi Đình Nhuận, GĐ PV KHCNXDPN:

"Không nên bù lún nhiều quá. Làm như vậy có thể đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn sẽ tiếp tục lún do nền đất yếu".

Tuy nhiên, Cienco 6 một mực "kêu khổ". Đại diện nhà thầu viện dẫn: Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 31/12/2001. Như vậy, tính đến nay thì công trình này đã được đưa vào sử dụng gần 2 năm rưỡi, mặc dù chưa bàn giao quyền quản lý chính thức cho Sở GTCC. Mặt khác TP.HCM cũng đã khai thác và  hưởng lợi rất nhiều từ công trình này. Trong khi đó, nhà thầu đã kí kết  với chủ đầu tư (Công ty Dịch vụ - Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh niên Xung phong TP.HCM) thời gian bảo hành công trình này là 2 năm. Theo đại diện đơn vị thi công, địa chất trên toàn bộ tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh đều yếu. Đơn vị thi công không được biết trước tình hình địa chất như thế. "Bỏ tiền ra bù lún nữa thì chúng tôi chịu không nổi nữa. Chúng tôi đã làm hết sức! Trong quá trình thi công tuyến đường này chúng tôi đã rất thiệt thòi, thành phố cũng đã khai thác 2 năm rưỡi rồi còn gì. Sau sự cố hầm  chui Văn Thánh, gần 49 tỉ đồng tiền bỏ ra thi công không được thanh toán, trong khi đó phải trả gấp 4 tỉ đồng tiền lãi cho ngân hàng. TP.HCM cần xem xét lại..." - đại diện nhà thầu nói. 

TS Phạm Văn Hùng, Phó phân Viện trưởng Viện KHGTVTPN đại diện đơn vị tư vấn giám sát đề nghị, cơ quan có thẩm quyền của TP.HCM nên trừ ra độ lún trong thời gian đưa công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh vào khai thác. Ông đề nghị chỉ nên bù lún thêm 30cm và nên kết hợp với những chỗ ngập nước định ra cao độ bình quân để đơn vị thi công khắc phục. Tuy nhiên, ông Phạm Sang, chuyên viên của Khu QLGTĐT đã bác bỏ điều này. Ông Sang nói: Hiện nay, cao độ đều thấp hơn hẳn so với thiết kế. Cao trình lý tưởng cho toàn tuyến đường này phải là 2,17m. Ở mức đó, mực nước triều đã xấp xỉ đường. Vì vậy, nếu theo đề nghị của ông Hùng, đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ bị ngập khi nước triều dâng.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Để kết thúc cuộc tranh luận, ông Trần Quang Phượng, PGĐ Sở GTCC đã chỉ đạo Khu QLGTĐT tiếp tục ký hợp đồng với phân Viện Khoa học Công nghệ xây dựng phía Nam để tiến hành khảo sát, tìm ra cơ sở xác định nguyên nhân lún. Đồng thời, việc bù lún phải được cân nhắc tính toán sao cho vừa đủ.

Được biết, Khu QLGTĐT đã ký hợp đồng kiểm định chất lượng công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh (nằm trên địa bàn Q.1 và Q.Bình Thạnh, TP.HCM) với PV KHCNXDPN vào ngày 10/11/2003. Trong suốt quá trình kiểm định, toàn bộ các công tác khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm hiện trường và trong phòng đều được thực hiện dưới sự giám sát của Khu QLGTĐT, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu. Kinh phí chi cho việc kiểm định này lên tới trên 520 triệu đồng.  

Kết quả kiểm tra cho thấy các chỉ tiêu kiểm tra của các hạng mục sau đây đều đạt hoặc cao hơn giá trị thiết kế yêu cầu, một số ít thấp hơn song vẫn nằm trong phạm vi cho phép

Công trình hầm chui Văn Thánh (thuộc công trình cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh).

Khả năng chịu lực cầu vượt Sài Gòn
Mô-đun đàn hồi kết cấu áo đường
Chiều dầy và các chỉ tiêu cơ lý bê-tông nhựa nóng
Chiều dầy phơi đá dăm, sỏi đỏ, cát san lấp
Độ chặt lu lèn cấp phối đá dăm, sỏi đá, cát san lấp
Cường độ bê-tông cầu vượt
Cường độ bê-tông cầu dẫn
Cường độ bê-tông hố ga cống: 74% số mẫu đạt yêu cầu thiết kế, 26% số mẫu không đạt
Kết quả đo vẽ khảo sát đăng ký đường cũ cho thấy cao độ thực tế hiện tại đều thấp hơn từ 5-100cm so với cao độ thiết kế. Chủ yếu do quá trình lún của tầng đất yếu phía dưới.
 

  • Tin, ảnh: Trần Duy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,