221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
243545
Xuất khẩu gạo bất lợi khi EU mở rộng
1
Article
null
Xuất khẩu gạo bất lợi khi EU mở rộng
,

(VietNamNet) - Gạo là mặt hàng xuất khẩu chịu bất lợi nhất về thuế khi Liên minh châu Âu (EU) mở rộng vào 1/5 vừa qua. Đó là nhận định của một quan chức có trách nhiệm của Bộ Thương mại.

Gạo, mặt hàng bất lợi nhất về thuế khi EU mở rộng

EU đã tăng lên 25 thành viên khi 10 nước mới gia nhập ngày 1/5 vừa qua, bao gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc, Xlôvakia, Estonia, Sip, Latvia, Lithuania, Malta và Slovenia. Đây là đợt mở rộng và kết nạp thêm thành viên lớn nhất trong lịch sử EU.

Ông Nguyễn Văn Thiêm, Vụ phó Vụ châu Âu thuộc Bộ Thương mại, cho biết các nước thành viên mới sẽ không còn dành chính sách thuế ưu đãi đối với mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam; thay vào đó là chính sách chung của khối đối với mặt hàng này. Cụ thể: gạo xuất khẩu của Việt Nam vào 10 nước thành viên mới không còn áp dụng mức thuế suất 0% mà là 416EUR/tấn đối với gạo nguyên hạt và 218 EUR/tấn đối với tấm 5%.

Châu Âu không phải là thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam bởi mặt hàng này ít được người châu Âu sử dụng thay vào đó là lúa mì. Các thành viên mới, chủ yếu là Đông Âu nơi tập trung nhiều người Việt Nam sinh sống vì vậy nơi đây hàng năm cũng tiêu thụ một lượng gạo của Việt Nam.

Ông Cao Minh Lãng, Giáo đốc Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) cho biết gạo Việt Nam không xuất trực tiếp vào các nước châu Âu kể cả các nước thành viên mới mà thông qua công ty thương mại trung gian của khu vực này. Tuy nhiên, số lượng gạo xuất vào thị trường này không nhiều so với số lượng xuất khẩu hàng năm 300.000 tấn của công ty mà phần lớn là vào châu Á, châu Phi và Nhật Bản.

Trong khi gạo, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, bất lợi về thuế thì hầu hết những mặt hàng xuất khẩu khác vào thành viên mới được ưu đãi hơn về thuế suất khi EU mở rộng vì thuế được giảm với mức trung bình từ 3-10% ở các nước thành viên mới. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào 10 thành viên mới là gạo, cà phê, cao su, chè, hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường 10 nước thành viên mới khoảng 100 triệu USD so với tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU (chưa mở rộng) là 6 tỷ USD.

Bốn tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được trên 1,58 triệu tấn gạo, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 41,6% kế hoạch.

  • Minh Quang

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,