221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
441442
Xăng tăng giá, hàng xuất khẩu càng kém sức cạnh tranh
1
Article
null
Xăng tăng giá, hàng xuất khẩu càng kém sức cạnh tranh
,
(VietNamNet) - Một số DN vận tải quốc doanh nói rằng xăng dầu tăng giá, nhưng cước vận tải của họ khó có thể  tăng được bởi thị trường không có sự cạnh tranh bình đẳng.

Vận tải quốc doanh: Giảm lợi nhuận giữ khách

Xăng dầu tăng giá, nhưng vận tải quốc doanh khó tăng được cước.

Theo ông Đỗ Nga Việt, Giám đốc Công ty Vận tải Ôtô số 3, Cục Đường bộ, thì giá xăng dầu trong nước tăng là hoàn toàn khách quan do giá dầu thô trên thế giới tăng cao và Nhà nước phải bù lỗ quá nhiều. "Chúng tôi hiểu điều đó, nhưng với các DN vận tải quốc doanh thì thật sự lại đứng trước những khó khăn mới".

Nói như vậy bởi thị trường vận tải hiện nay đang có sự cạnh tranh không bình đẳng. Giá cước vận tải của tư nhân hiện chỉ bằng 70% so với quốc doanh vì họ thường mua xe cũ, chất lượng không cao, nên khấu hao trong giá thành thấp. Họ còn chở quá tải, trốn được thuế, số lượng lao động ít, trả lương thấp... trong khi DN quốc doanh thì không làm được như vậy. Nếu cùng một mặt bằng kinh doanh thì không có mức giá chênh lệch nhau như vậy. Chính vì vậy, các DN quốc doanh khó có thể tăng giá cước vận tải được dù muốn. Bởi mặt bằng giá cước vận tải hiện rất thấp, tăng giá cũng đồng nghĩa với mất khách hàng. 

"Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần nhanh chóng tạo môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng giữa mọi thành phần tham gia. Tức là muốn tham gia kinh doanh vận tải thì phải đảm bảo một số các điều kiện tiêu chuẩn nhất định, không phải bất cứ ai, gia đình nào có xe ôtô đều kinh doanh được như hiện nay. Nếu không các DN vận tải quốc doanh khó lòng tồn tại" - ông Việt nói.

Trong một phân tích khác, ông Đỗ Đình Lập, Giám đốc Công ty Vận tải Hành khách số 14, Bộ Giao thông Vận tải cho biết: về nguyên tắc khi giá xăng, dầu tăng, thì giá cước vận tải phải tăng. Nhưng không thể làm được điều này. Dù cho các DN quốc doanh và các công ty cổ phần vận tải có thỏa thuận được với nhau cùng tăng giá thì cũng không được bởi nạn xe dù, bến cóc khá nhiều.

Ví dụ giá xăng, dầu cách đây mấy tháng đã từng tăng, nhưng cước vận tải hành khách của các DN quốc doanh đến nay vẫn chưa tăng một đồng nào. Hiện giá cước xe chất lượng cao phổ biến vẫn giữ ở mức 230đ/hành khách/km, còn xe bình thường là 190đ/hành khách/km như trước. Mức giá này rất thấp, muốn tăng mà chưa thể tăng được.

Với Công ty Vận tải và Đại lý Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Vitranimex) cũng vậy, bà Đoàn Thị Yến, Giám đốc Vitranimex cho biết: việc tăng giá xăng, dầu quá bất ngờ, các DN vận tải không lường trước được nên rất bị động. Một hợp đồng của Công ty chúng tôi với khách hàng thường xuyên, ngắn nhất cũng là 3 tháng, còn dài thì tới 3 năm (để tạo sự ổn định giá cả cho khách hàng), nay đã ký với họ, rất khó nói chuyện tăng giá. Như vậy cũng có nghĩa là DN phải chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ khách. Nếu không khách hàng sẵn sàng hủy hợp đồng, thuê các chủ vận tải khác mà hiện nay vận tải tư nhân phát triển tràn lan, giá của họ lại rất cạnh tranh so với các DN quốc doanh. 

Với đợt tăng giá xăng, dầu lần trước, Vitranimex đã bị mất một số khách hàng và doanh thu từ lĩnh vực vận tải giảm từ 10%-12%, lợi nhuận giảm khoảng 3%.

DN xuất nhập khẩu: gánh nặng cước phí chồng chất

Đối với các DN xuất nhập khẩu, khó khăn càng trở nên chồng chất khi vấn đề container 40 feet chưa được giải quyết thì lại đến xăng dầu tăng giá. 

Cước vận tải biển quốc tế tăng giá từ 1/7 tới.

Ông Nguyễn Minh Lợi, Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng của Công ty Liên doanh Vận tải Biển Việt - Pháp cho biết, hiện nay, Công ty đang gồng mình để gánh giá xăng lên 1.000 đồng/lít vì hợp đồng ký với các DN xuất khẩu hầu hết là hợp đồng theo năm. "Tuy nhiên, trong thời gian tới, có lẽ chúng tôi cũng phải làm việc lại với các nhà sản xuất để tăng giá cước vận tải vì riêng với vận tải đường bộ, cứ 100km là xe tải chạy hết 40 lít xăng, có nghĩa là DN mất thêm 40.000 đồng - một mức tăng tương đối lớn'' - ông nói. 

Còn theo Ông Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Xuân Trường (Hải Phòng), xăng dầu tăng giá sẽ làm cho Công ty ông giảm doanh thu khoảng 2% vì các hợp đồng vận tải đã ký với nhà sản xuất từ đầu năm, khi xăng dầu tăng giá thì ''công ty cũng đành chịu, thuyết phục các nhà sản xuất là việc rất khó''. 

Đối với vận chuyển hàng xuất khẩu đi các nước bằng tàu biển, mức tăng đã được dự trù từ 1/7 tới theo mức chung của Hiệp hội Vận tải Đông Nam Á. Cụ thể, với hàng từ Việt Nam đi các cảng thuộc Đông Nam Á, cước vân chuyển sẽ tăng 50 USD/1 container 20 feet và 100 USD/1 container 40 feet. Với các cảng ngoài Đông Nam Á, mức tăng sẽ là 150 USD/1 container 20 feet và 300 USD/container 40 feet. Mức tăng cước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các DN xuất khẩu của Việt Nam. 

Trao đổi với VietNamNet, Ông Lê Văn Đạo, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết: ''Dệt may bây giờ đang đau đầu với chuyện hạn ngạch vào EU và Hoa Kỳ thiếu trầm trọng, nay lại thêm xăng dầu tăng giá là thêm một gánh nặng cho ngành dệt may. Theo Ông Trương Văn Cẩm, riêng Vinatex mỗi tháng đã có khoảng 60 container qua cảng Hải Phòng. Giá xăng dầu tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cước vận tải đường bộ, cộng thêm cước vận tải biển tăng giá từ 1/7 tới là những khó khăn ngành dệt may tiếp tục phải đối mặt trong thời gian tới. 

  • Trần Thủy - Phương Thanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,