221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
451432
''Nếu để lạm phát, các giải pháp sẽ phải rất đau đớn''
1
Article
null
Tân Tổng giám đốc IMF Rodrigo de Rato:
''Nếu để lạm phát, các giải pháp sẽ phải rất đau đớn''
,

(VietNamNet) - ''Lạm phát ở Việt Nam có thể giải thích bởi những tác nhân có thời điểm, nhưng không thể dựa vào đó để giải thích tất cả. Nếu không có những biện pháp xử lý ngay, nó sẽ diễn ra rất tai hại và các giải pháp sẽ phải đau đớn hơn rất nhiều''.

Ông Rodrigo de Rato: ''Lạm phát ở Việt Nam có thể giải thích bởi những tác nhân có thời điểm, nhưng không thể dựa vào đó để giải thích tất cả''.

Đó là nhận định của tân Tổng giám đốc IMF, ông Rodrigo de Rato trong cuộc gặp gỡ với báo giới (26/6) tại Hà Nội, nhân chuyến thăm một ngày của ông tới Việt Nam.

IMF cam kết hỗ trợ Việt Nam chống lạm phát

Trả lời câu hỏi: "Theo ông đã đến lúc Việt Nam phải cân nhắc giữa lạm phát và tăng trưởng hay chưa?", ông Rato cho rằng, các chính sách tăng trưởng vẫn rất quan trọng và IMF đã tư vấn cho Chính phủ Việt Nam những cách thức chống lạm phát. Ông Rato cũng khẳng định cam kết của IMF là sẽ nỗ lực hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong việc giám sát lạm phát, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cũng như trong các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân sách, thuế...

Ông này còn cho biết kết quả những buổi thảo luận với các quan chức cấp cao của Nhà nước và Chính phủ cũng như 4 bộ, ngành: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ''Chúng tôi đã nhất trí rằng, vẫn còn có một số thách thức đối với Việt Nam để duy trì thành tích tăng trưởng kinh tế cao và giảm nghèo mạnh mẽ  trong thời kỳ dài hạn hơn. Điều này sẽ đòi hỏi phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, đặc biệt là việc giám sát sự tăng trưởng tín dụng, gồm cả việc kiềm chế sức ép lạm phát và sự lựa chọn cẩn thận trong các dự án đầu tư. Đồng thời, cần tăng tốc độ cải cách cơ cấu, đặc biệt là cải cách khu vực tài chính và DNNN, cũng như kế hoạch của các nhà chức trách, để tiếp thêm sinh lực cải cách những khu vực này".

Ông Rato nói, việc mở cửa thương mại là một cam kết lớn cho quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã có những bước đi đáng kể trong những năm gần đây, nhằm tự do hoá hệ thống thương mại của mình. Tiếp tục cải cách, thông qua sự gia nhập tổ chức WTO, sẽ giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu mạnh mẽ.

"Việt Nam đang ở trong một giai đoạn rất quan trọng để trở thành một nền kinh tế cởi mở hơn, năng động hơn trong nền kinh tế toàn cầu, và IMF luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam bằng bất cứ cách thức nào mà chúng tôi có thể, thông qua các cuộc đối thoại chính sách thường xuyên với Chính phủ" - ông khẳng định.

Theo đánh giá của IMF, Việt Nam đã đạt được những thành quả rất khả quan trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và giảm nghèo nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Thu nhập bình quân đã tăng hơn gấp đôi và số người sống trong nghèo đói đã giảm một nửa. "Những thành tích này phản ánh tầm nhìn của Chính phủ khi tiến lên một cách kiên định với chương trình đổi mới của mình, và tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc về sự cam kết mạnh mẽ của những lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đối với chương trình cải cách này", ông Rodrigo de Rato nói.

Chống lạm phát, cần giảm bớt tín dụng ''nóng''

- Thưa ông Rodrigo, ông có khuyến nghị gì về việc chống lạm phát của Việt Nam trong tình hình hiện nay?

Cần giảm bớt tăng trưởng nóng về tín dụng. Không nên để tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng quá cao nếu sự tăng trưởng đó  không đi liền với phát triển bền vững.

Chính sách tiền tệ là yếu tố then chốt trong những nỗ lực chống lạm phát cũng như để có thể cải cách hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Để đảm bảo các chính sách của Chính phủ không bị ảnh hưởng, cần mở cửa thị trường vốn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, cho phép kiểm toán quốc tế và kiểm toán độc lập vào Việt Nam, phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

- Ông đánh giá như thế nào về việc phát hiện tham nhũng trong một số DNNN của Việt Nam mà VietsoPetro là một ví dụ? 

- Chúng tôi đã khuyến nghị với Chính phủ cải cách theo hướng hữu ích. Để cải cách hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng cần giải quyết cả vai trò của DNNN và từ quan điểm của những nguời quản lý, tránh  ngân sách của nhà nước bị ảnh hưởng nếu phải tài trợ cho những DN. Tạo sân chơi bình đẳng giữa DN tư nhân và DNNN. 

- IMF có tiếp tục hỗ trợ nếu Việt Nam giữ nguyên chính sách kiểm toán?

Tôi đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện hệ thống kiểm toán cuả IMF cũng như đối với tất cả các nước thành viên của IMF. Đó là việc cần thiết, nếu muốn trái phiếu được niêm yết trên thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, điều đó còn tạo điều kiện cho hợp tác ở mọi cấp như các chính sách tiền tệ, tài khoá và thương mại.

- Trong một cuộc họp, IMF đã thừa nhận rằng đã không đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua, có phải do những điều kiện IMF đưa ra quá áp đặt và khó thực thi đối với các nước muốn vay tiền hay không?

- Sẽ có lợi đối với những quốc gia yêu cầu chúng tôi hỗ trợ tài chính, đồng thời đưa ra 1 chương trình để chúng tôi có thể tiếp cận với thị trường tài chính nói chung. Tôi rất nghi ngờ những nước có lạm phát cao.

Các điều kiện cơ bản mà IMF đưa ra cho các nhà lãnh đạo đều như nhau. Đó là điều kiện chung của IMF cũng như những tiêu chí tối thiểu để một nền kinh tế hội nhập được với thế giới.

- Ông bình luận thế nào về quan điểm cho rằng, IMF áp đặt các điều kiện cho vay để áp đặt cải cách?

Tất cả những khoản vay của IMF được thiết kế phù hợp với chính sách của các nước vay. 

- Tại sao ông lại chọn Việt Nam làm điểm đến trong chuyến đi công tác ngay sau khi nhậm chức tân Tổng giám đốc của IMF?

- Ở khu vực châu Á, tôi đã chọn Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam. Bởi theo tôi, những quốc gia châu Á luôn có tầm quan trọng lớn đối với thế giới cũng như đối với IMF. Trung Quốc và Nhật là hai nước lớn, Singapore tiêu biểu cho nền kinh tế phát triển và Việt Nam tiêu biểu cho nền kinh tế đang phát triển. IMF muốn lắng nghe Chính phủ các nước về triển vọng kinh tế của họ.

- Xin cảm ơn ông!

  • Hồng Phúc (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,