221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
459204
Indonesia mạnh tay chống nạn "rửa tôm"
1
Article
null
Indonesia mạnh tay chống nạn 'rửa tôm'
,

(VietNamNet) - Ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ ra phán quyết sơ bộ đối với tôm Việt Nam, Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Biển và nghề cá Indonesia (DKDP) đã đề nghị Bộ Công thương áp dụng mức thuế nhập khẩu 40% đối với mặt hàng này của Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.

Theo VASEP, Việt Nam không xuất khẩu nhiều tôm vào Indonesia.

Bộ trưởng DKDP Rokhmin Dahuri cho biết, từ cuối năm ngoái, Indonesia đã nhập khẩu rất nhiều tôm, điều này đe dọa đến cuộc sống của ngư dân trong nước - những người có thể bán khoảng 1 triệu tấn tôm/năm. Hiện tiềm năng nuôi tôm của Indonesia lớn gấp 30 lần Thái Lan, và ông này cho rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu việc nhập khẩu tôm tiếp tục tràn lan với giá rẻ. DKDP đã gửi đề nghị áp dụng thuế nhập khẩu đến Bộ Công thương từ tháng 1/2004, và cũng đã gửi một bản tương tự đến Bộ Tài chính.

 

Bộ Công thương Indonesia Rini MS Soewandi cũng đã đề nghị Bộ Tài chính áp dụng mức thuế 40% đối với tôm nhập khẩu sau khi nhận được đề nghị từ DKDP và ngư dân trong nước. Theo Bộ này, 40% là mức thuế tối đa mà Indonesia có thể áp cho một mặt hàng theo quy định của WTO. Hiện tại, Indonesia không áp dụng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng này.

 

Thứ trưởng Bộ Công thương Pos M. Hutabarat nói rằng, Bộ đã nghiên cứu trường hợp này nhưng không thể có đủ lý do để kết tội bán phá giá. Theo quy định của WTO, một nước chỉ có thể áp luật chống bán phá giá khi nhập khẩu tác động xấu tới sản xuất nội địa. Hiện nhập khẩu tôm chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng tiêu dùng trong nước. Con số này không thể là lý do cơ bản để áp dụng luật chống bán phá giá. Do đó, việc tăng nhập khẩu tôm có thể là do tăng việc trung chuyển. Tôm nhập khẩu có thể dễ dàng được tái xuất khẩu bằng nhãn hiệu của Indonesia, mà khó có thể chứng minh hoặc điều tra được nguồn gốc của hàng hoá. Tôm đang nhập khẩu  tràn lan vào Indonesia chủ yếu từ các nước bị ảnh hưởng bởi vụ kiện chống bán phá giá do Mỹ khởi xướng. Đây có thể coi là hiện tượng “rửa tôm”, vì Indonesia nằm ngoài vụ điều tra. 


Phó Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Indonesia (Gappindo) cho rằng, Indonesia không cần phải nhập tôm vì sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu và dành cho xuất khẩu. Năm 2004, sản lượng tôm của Indonesia dự kiến đạt 260.000 tấn và lượng xuất khẩu có thể đạt 30.000 tấn. Gappindo muốn Chính phủ nước này áp dụng chính sách cấm nhập khẩu tôm hơn là áp đặt mức thuế nhập khẩu 40%, vì việc áp thuế có thể vẫn không giảm được nạn nhập khẩu.

  • H.Phương

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,