(VietNamNet) - Bộ Thương mại vừa cho hay, Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý cho Việt Nam vay 6% hạn ngạch (quota) hàng dệt may của năm 2005 để DN tiếp tục xuất hàng vào thị trường này trong khi chờ đợi hai bên ký hiệp định mới.
Việt Nam được vay trước 6% quota dệt may của năm 2005. |
Ông Lê Văn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương mại cho biết, các cat (loại hàng) đều được sử dụng thêm 6% so với hạn ngạch mà Việt Nam được cấp hồi năm 2004. Riêng hai loại cat đôi như 338/339 và 347/348, được xem là cat nóng (tức nhiều DN muốn được cấp) được vay 8%.
Theo ông Thắng, tỷ lệ này được qui định trong hiệp định mà hai bên ký đối với hạn ngạch của năm 2004 và hiệp định sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Tỷ lệ vay 6-8% tương đương với lượng hàng dệt may mà DN Việt Nam có thể xuất trong một tháng. Hạn ngạch vay trước này sẽ được trừ vào hạn ngạch của năm 2005, khi Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết chính thức.
Ông Thắng cho biết thêm, hạn ngạch vay trước sẽ phân bổ cho DN xuất khẩu theo hai tiêu chí là làm cat nào thì được phân cat đó và dựa vào số lượng máy mà DN sử dụng để sản xuất loại cat nói trên.
Theo đó, DN sản xuất loại cat được phân có trên 1.500 máy được phân thêm 2 cat, từ 2.000-3.000 máy được phân 3 cat và trên 3.000 máy được phân 4 cat.
Ông Lê Văn Đạo, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, số quota mà Chính phủ Mỹ cho Việt Nam là quá ít so với năng lực sản xuất của các DN trong nước, và với mức cho vay 6-8% chỉ đủ để DN làm hàng trong thời hạn ngắn, khi chờ đợi hiệp định dệt may mới vào năm 2005.
Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định dệt may hồi năm 2003. Theo đó, hạn ngạch phân bổ cho hàng dệt may Việt Nam là 1,7 tỷ USD. Hạn ngạch của năm sau được cộng thêm 7%. Hiệp định hết hạn vào cuối năm 2004. Theo Bộ Thương mại, hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ của năm 2004 gần như đã được các DN "xài" hết.
Đầu năm 2005, cũng như nhiều thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Mỹ sẽ bắt đầu bỏ chế độ quota hàng dệt may đối với các nước thành viên trong tổ chức. Việt Nam không thuộc WTO, vì vậy vẫn phải áp dụng chế độ hạn ngạch cho đến khi chính thức được công nhận là thành viên.
Hạn ngạch Mỹ cấp cho Việt Nam quá ít so với năng lực sản xuất của các DN trong nước và nước ngoài, vì vậy luôn có sự không thống nhất giữa DN dệt may và Bộ Thương mại, cơ quan phân bổ hạn ngạch dệt may. Điển hình là vừa qua, khi cơ quan phân bổ hạn ngạch đưa ra giải pháp tập trung quota vào DN lớn thay vì cả DN vừa và nhỏ như hiện nay, thì quan điểm này đã không nhận được sự nhất trí từ phía các DN.
Trước những phản đối của các DN dệt may, ông Thắng của Bộ Thương mại cho biết, sẽ có sự lựa chọn dung hòa trong việc phân bổ quota dệt may đi Hoa Kỳ, mà khả năng là quota vẫn duy trì cách phân bổ cũ, tức các DN có thành tích đều là đối tượng bên cạnh đối tượng ưu tiên là các DN lớn.
-
Minh Quang
PHỤ LỤC HẠN NGẠCH NĂM 2005
Cat |
Đơn vị |
Hạn ngạch cơ sở năm 2005 |
200 |
kg |
343,470 |
301 |
kg |
778,532 |
332 |
Tá đôi |
1,144,900 |
333 |
Tá |
41,216 |
334/335 |
Tá |
738,668 |
338/339 |
Tá |
15,329,730 |
340/640 |
Tá |
2,274,020 |
341/641 |
Tá |
871,934 |
342/642 |
Tá |
618,477 |
345 |
Tá |
326,139 |
347/348 |
Tá |
7,780,901 |
351/651 |
Tá |
546,666 |
352/652 |
Tá |
2,082,692 |
359-C/659-C |
kg |
371,895 |
359-S/659-S |
kg |
601,073 |
434 |
Tá |
16,854 |
435 |
Tá |
41,584 |
440 |
Tá |
2,601 |
447 |
Tá |
54,101 |
448 |
Tá |
33,293 |
620 |
m2 |
7,286,144 |
632 |
Tá đôi |
572,450 |
638/639 |
Tá |
1,366,607 |
645/646 |
Tá |
220,969 |
647/648 |
Tá |
2,222,268 |