221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
496960
Khả năng ''đương đầu'' của dệt may VN đứng thứ 4
1
Article
null
Khả năng ''đương đầu'' của dệt may VN đứng thứ 4
,

(VietNamNet) - Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự cho biết, theo đánh giá của phía Hoa Kỳ, khả năng cạnh tranh của dệt may VN chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. 

Ngành dệt Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành may.

Theo ông Tự, phía Mỹ đánh giá cao nhất khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Trung Quốc với ưu thế toàn diện về máy móc, nguyên phụ liệu, lương công nhân thấp. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn bị áp đặt điều kiện ''phân biệt đối xử về dệt may'' trong WTO. Hiện nay, nước này đang vận động để bỏ điều kiện này. 

Đứng thứ 2 là Ấn Độ. Ngành dệt may của nước này có truyền thống từ 150 năm nay, là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn quốc. Ấn Độ đang triển khai chương trình hiện đại hoá ngành dệt với trị giá 6 tỷ USD, điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài, dự kiến năm 2010 xuất khẩu 50 tỷ USD, trong đó 50% là hàng dệt và 50% là hàng may mặc. 

Pakistan lại là nước có nguồn nguyên liệu bông dồi dào và ngành công nghiệp dệt phát triển, chiếm tới 46% sản lượng công nghiệp, sử dụng 38% lực lượng lao động công nghiệp cả nước. Nước này cũng đang tích cực triển khai các khu ''đô thị dệt'' ở một số thành phố lớn như Lahore, Karachi, Faislabab và dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 13,8 tỷ USD vào năm 2005. 

Về phía Việt Nam, công nhân Việt Nam được đánh giá cao vì được đào tạo, có kỷ luật, cần cù, khéo léo, giá lao động hấp dẫn. Đặc biệt, các cơ quan quản lý Nhà nước dễ dàng tiếp cận và lắng nghe ý kiến của DN, linh hoạt điều chỉnh những quy định, luật lệ chưa phù hợp. Theo ông Lê Văn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Thương mại, trong những tháng đầu năm vừa qua, tiếp tục có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam vì nhìn thấy những lợi thế này của Việt Nam. Tuy nhiên, yếu thế lớn của Việt Nam hiện nay lại là chưa gia nhập WTO và sẽ tiếp tục bị áp hạn ngạch dệt may sau 1/1/2005, điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam. 

WTO sẽ không tổ chức cuộc họp khẩn cấp về dệt may

Sau khi tham vấn với khoảng 20 nước vào ngày 3/8/2004, ông Supachai Panitchpakdi, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã quyết định không tổ chức  một cuộc họp khẩn cấp để xem xét những ảnh hưởng của việc loại bỏ hạn ngạch dệt may. Tuy nhiên, vấn đề này dự kiến sẽ được nêu ra tại một cuộc họp đã được ấn định vào ngày 1/10 của Ủy ban thương mại hàng hoá của WTO.

Các nguồn tin cho biết các nước Mauritius, Bangladesh, Nepal, Lesotho, Cộng hoà Đôminica, Thổ Nhĩ Kỳ và Xri Lanka ủng hộ ý kiển tổ chức một cuộc họp đặc biệt, nhưng Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn độ, Braxin, Indonesia, Pakistan và Thái Lan đã phản đối. Các đại diện của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và Nhật bản có rất ít ý kiến hoặc không có đóng góp gì.

Dự định tại cuộc họp 1/10 tới, các nước đó trước hết sẽ xác định những vấn đề cụ thể phát sinh từ việc loại bỏ hạn ngạch có thể ảnh hưởng đến sản xuất nội địa của mình, sau đó đánh giá những giải pháp có thể áp dụng. Các giải pháp khác cũng sẽ được thảo luận, ví dụ như thúc ép các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp tự vệ mạnh mẽ hơn để hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc.

(Bộ Thương mại)

  • Phương Thanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,