221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
501608
Không bán CP ưu đãi VCB cho nhà đầu tư nước ngoài
1
Article
null
Không bán CP ưu đãi VCB cho nhà đầu tư nước ngoài
,

(VietNamNet) - ''Trong giai đoạn đầu phát hành cổ phiếu ưu đãi VCB, chưa cần thiết huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài trong khi chưa định giá và giải quyết xong các vấn đề về tài chính''.

Cổ phần hóa VCB còn nhiều gian nan.

Ông Lê Đức Thúy - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết như vậy. Trong giai đoạn đầu cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương (VCB) sẽ phát hành 2.000-2.500 tỷ đồng cổ phiếu ưu đãi nhưng chỉ dành cho các tổ chức và cá nhân trong nước, chưa huy động các nhà đầu tư nước ngoài. ''Chính các chuyên gia nước ngoài cũng đưa ra lời khuyên không nên để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia ngay từ đầu vào tiến trình cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vì họ sẽ được hưởng lợi của việc mua các cổ phiếu ưu đãi khi chúng ta đưa ra những nguồn tài chính để xử lý trước khi đem ra cổ phần hóa một cách thực sự'', ông Thúy nói.

Hết 2005 mới có thể cổ phần hóa VCB

Chậm hơn so với kế hoạch trước đây là trong tháng 6/2004 sẽ trình Chính phủ đề án cổ phần hóa VCB, ông Thúy cho biết tiến trình cổ phần hóa VCB sẽ chậm hơn dự kiến khoảng 15 tháng.

Ông Thúy cũng cho biết, hiện việc cổ phần hóa VCB bị chậm do vướng một số quy định trong luật. Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi của VCB như là một bước chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa. Nhưng hiện theo quy định chỉ có DN cổ phần mới được phát hành cổ phiếu ưu đãi chứ luật chưa nói tới tình huống sẽ có DN phải phát hành cổ phiếu để tiến tới cổ phần hóa.

Thứ hai, nếu phát hành dưới dạng trái phiếu chuyển đổi thì quy định của luật pháp lại không được tính vào vốn điều lệ mà mục tiêu của VCB là tăng vốn điều lệ chứ không phải tăng huy động vốn. Đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, ông Thúy nói ''hoặc phải lách luật, hoặc phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ) để làm thí điểm đột phá, nếu không thì sẽ tắc''. Nhiều khả năng phương án xin ý kiến Chính phủ sẽ được lựa chọn.

''Sau giai đoạn đầu phát hành cổ phiếu ưu đãi, VCB sẽ nhanh chóng triển khai xúc tiến tìm đối tác chiến lược, định hướng việc tham gia cổ phần để quản trị điều hành theo đúng các chuẩn mực quốc tế, tiến tới cổ phần hóa toàn bộ ngân hàng... ít nhất đến hết 2005 mới xong'', ông Thúy khẳng định.

Cổ phần hóa VCB - một ngoại lệ

Một vấn đề lớn nữa là định giá VCB là bao nhiêu. Hiện quy định cho mức chi phí để CPH là 500 triệu đối với những DN khoảng 5 tỷ trở xuống trong khi phải mất khoảng vài trăm ngàn USD thì mới có thể thuê công ty tư vấn nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm để định giá được VCB một cách đầy đủ và chính xác. Có thế mới định giá được cổ phiếu là bao nhiêu. Việc này hàng năm VCB vẫn làm rồi nhưng mỗi lần cũng phải thuê ngót nghét gần nửa triệu USD.

Theo kế hoạch, sớm nhất là đến hết năm 2005 VCB sẽ được cổ phần hóa hoàn toàn, làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ tiếp tục tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh khác.

Để có những văn bản pháp luật hợp lý, minh bạch và đầy đủ thì phải có thời gian. Nhưng cũng phải có ngoại lệ trước khi đưa nó thành thông lệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ cho phép VCB phát hành cổ phiếu ưu đãi để tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ hiện nay của VCB là 4.500 tỷ nhưng hiện các chuyên gia còn đang thảo luận xem phát hành bao nhiêu cổ phiếu là vừa để phù hợp với thông lệ quốc tế theo tiêu chuẩn Basel I và Basel II. Theo ông Thúy: ''Chậm mà chắc còn hơn là đi vội vàng''.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,