221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
512288
Khách hàng đang "bỏ" ngân hàng quốc doanh!
1
Article
null
Khách hàng đang 'bỏ' ngân hàng quốc doanh!
,

(VietNamNet) - Các ngân hàng quốc doanh (thống lĩnh 70% thị phần tại Việt Nam) đang cố gắng kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhưng bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với tình trạng ''lạnh nhạt'' của khách hàng.

Lãi suất thấp đã khiến người dân đắn đo nhiều nếu gửi tiền vào ngân hàng. (Ảnh; Nguyên Vũ)

Tốc độ di chuyển của chỉ số giá tiêu dùng vẫn chưa chậm lại dù đã bắt đầu bước vào những tháng cuối cùng của năm 2004, lạm phát được cảnh báo ở mức cao, đồng USD tiếp tục tăng giá... Thêm vào đó, tốc độ cho vay của khối ngân hàng đã và đang chậm lại do các ngân hàng chủ động hạn chế cho vay nên khách hàng cũng không thấy hấp dẫn bởi các mức lãi suất quá thấp.
 
Theo tạm thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi vào khối  ngân hàng thương mại Nhà nước thời gian qua tăng chậm 1,25% trong tháng 7 và 1,1% trong tháng 8, thấp hơn hẳn so với các tháng đầu năm (trên 2%).
 
Trong khi đó, tại các ngân hàng cổ phần (TMCP), không khí giao dịch thậm chí còn đông đúc hơn so với mọi năm. Tính đến hết 31/8/2004, tổng số dư huy động của VPBank đạt hơn 2.873,7 tỷ đồng, trong đó, riêng tiền gửi tiết kiệm bằng VND có số dư hơn 1.100 tỷ đồng.

Trong khi đó, các nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan đã khiến không khí giao dịch tại các nhà băng quốc doanh thưa thớt hơn nhiều so với đầu năm và các năm trước, nhất là khi nhu cầu vốn thường lên cao vào dịp cuối năm.

Lãi suất quốc doanh kém cổ phần

Lãi suất huy động của khối ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn khá ổn định ở mức không cao. Các ngân hàng thương mại quốc doanh áp dụng một mức là 0,63%/tháng.

Trong khi các ngân hàng quốc doanh, thông qua Hiệp hội ngân hàng cùng thỏa thuận về mức lãi suất trần với mục đích ''bảo vệ'' lạm phát thì các ngân hàng cổ phần vẫn giữ mức lãi suất cho vay và huy động cao hơn khối quốc doanh nhằm hút khách. Trung bình các ngân hàng cổ phần vẫn bứt phá với lãi suất ngắn hạn từ 0,75% đến 0,9%, trung dài hạn từ 0,9 đến 1,18%/tháng.

Việc các ngân hàng quốc doanh bắt tay nhau giảm lãi suất trong khi người gửi tiền đang chịu thiệt vì chỉ số giá tiêu dùng tăng quá cao khiến nhiều khách hàng đã quay lưng lại với ngân hàng.

Mức lãi suất thấp cộng với diễn biến giá cả của thị trường khiến nguồn vốn huy động của các ngân hàng năm nay thấp hơn nhiều so với dự kiến. T
ổng nguồn vốn huy động 8 tháng của Agribank vẫn thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Tổng nguồn vốn huy động của ICB không tăng, chỉ tăng ở tiền gửi USD. Vốn nội tệ của VCB tăng chỉ có 6,8%, thấp hơn so với vài năm trở lại đây.

SBV vẫn chưa "bật đèn xanh" tăng lãi suất

Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng đến hết tháng 8 đã tăng 8,3%, song mức lãi suất cơ bản tháng 9 bằng VND của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) vẫn giữ nguyên là 0,625%/tháng (tương đương 7,5%/năm). Mức lãi suất này đã được duy trì 4 tháng nay, sau khi đã tăng chút ít.

Các quan chức của SBV - ''thủ lĩnh'' của 4 đại gia quốc doanh vẫn khẳng định ''chưa có gì phải tăng lãi suất'' bởi thị trường tiền tệ vẫn ổn định. Lạm phát theo Ngân hàng Nhà nước ''vẫn trong tầm kiểm soát'' bởi nếu loại yếu tố hàng tiêu dùng ra khỏi rổ hàng hóa tính lạm phát thì mức lạm phát cơ bản vẫn thấp hơn nhiều so với mức lạm phát chung. Theo đánh giá mới đây của IMF, mức lạm phát chung của Việt Nam năm nay có thể lên tới trên 10%. Tuy nhiên, SBV cũng vừa mới bắt tay vào tính lạm phát cơ bản của Việt Nam.

  • Hồng Phúc


 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,