221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
514854
Nợ xấu đang cản trở cổ phần hóa ngân hàng
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Nợ xấu đang cản trở cổ phần hóa ngân hàng
,
VietNamNet) - Cổ phần hoá có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng - nền tảng để cổ phần hóa nền kinh tế hiện nay, nhưng lại đang vấp phải những vướng mắc không nhỏ từ nợ xấu.
 

Nợ xấu: SOS!

Soạn: AM 145790 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nợ xấu đang thách thức các ngân hàng. (Ảnh: Nguyên Vũ)

Nợ quá hạn tăng cao đang là tình trạng chung của rất nhiều ngân hàng hiện nay.

Nợ xấu trong 4 tháng đầu năm nay của các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đã tăng 8,1%. Đến cuối tháng 5/2004, nợ xấu chiếm gần 4,7% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, số nợ xấu trên 23.000 tỷ đồng trong giai đoạn trước 31/12/2000 đến nay vẫn chưa được giải quyết xong.

Trên báo chí, lãnh đạo một NHTMNN đã phát biểu: ''Nếu tính toán theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam, tình hình các ngân hàng còn chấp nhận được, còn tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (cứ chậm trả nợ một ngày là tính thành nợ quá hạn) thì số nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ rất cao''.

Thống đốc Lê Đức Thuý, khi trả lời các nhà báo tại Quốc hội cũng thừa nhận: Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng còn 6,04% trong tổng dư nợ, so với năm 1996-1997 chiếm gần 14%. Tuy nhiên đó là giảm về mặt tương đối, còn mặt tuyệt đối thì gần như không giảm. Nợ xấu chủ yếu vẫn thuộc về  DN nhà nước. Thủ tướng Chính phủ ít nhất cũng đã hai lần phải trực tiếp xử lý vấn đề nợ xấu, mỗi lần từ 18.000-19.000 tỷ đồng.

Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (SBV) Lê Đức Thuý đã yêu cầu các ngân hàng phải quyết liệt hơn trong việc đánh giá dự án trước khi cho vay, nếu không nguy cơ nợ quá hạn lên tới con số vài chục ngàn tỷ đồng như trước năm 2000 là điều rất dễ xảy ra.

Nợ xấu phát sinh do nguyên nhân từ các DN làm ăn thua lỗ, tài chính khó khăn, không trả được ngân hàng chiếm nhiều nhất (khoảng 40%).

Trước nguy cơ nợ xấu sẽ cản trở không nhỏ đến tiến trình cổ phần hoá, các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã đang nỗ lực ''tính sổ'' chuyện này; nhưng kết quả lại không như mong muốn.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Trung ương, tính đến tháng 6/2004, số nợ tồn đọng đã xử lý được của các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ  đạt khoảng 65,5% tổng số nợ tồn đọng cần xử lý.

Cổ phần hoá ngân hàng: Đích còn xa!

Soạn: AM 143402 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Chất lượng và hiệu quả hoạt động của NHTMNN không được cải thiện đã làm phát sinh các khoản nợ xấu. (Ảnh: Nguyên Vũ)

Cũng theo ông Nghĩa, đích đến CPH của các ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) còn xa và còn rất nhiều khó khăn, trong đó xử lý nợ xấu là việc phải đối mặt trong thời gian tới.

Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất liên quan đến cổ phần hóa các DNNN là Nghị đinh số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/6/2002 về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định DN phải thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi cổ phần hóa.

Song, như đã nói ở phần trên, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu thuộc về khối DNNN. Vậy mà sau hơn 2 năm triển khai việc cơ cấu lại nợ xấu,  vẫn còn một số văn bản hướng dẫn chưa được ban hành, hoặc đã ban hành thì có vướng mắc, cần sửa đổi bổ sung. Chẳng hạn như: Văn bản hướng dẫn việc đánh giá lại nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của DN nhà nước tại các NHTMNN...

Việc cải cách các NHTMNN phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ và hiệu quả của chương trình cải cách các DNNN. Tuy nhiên, đến nay việc cải cách DNNN còn diễn ra chậm. Hầu hết các DN sau khi thực hiện sắp xếp lại đã cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh, nhưng hiệu quả còn hạn chế, vẫn chưa thực hiện việc trả nợ đối với các khoản nợ tồn đọng cũ. Một số DN kinh doanh có lãi, nhưng chỉ đủ để trả các khoản nợ mới phát sinh, một số DN khác có điều kiện trả nợ thì lại xem nhẹ việc trả nợ tồn đọng. Thực trạng này làm cho việc thu hồi nợ tồn đọng của các NHTMNN còn hạn chế, đồng thời làm phát sinh thêm các khoản nợ xấu.

Các chuyên gia tài chính còn cho rằng, cổ phần hóa ngành ngân hàng trục trặc một phần lớn cũng do chính bản thân các NHTMNN. Dù đã xác định việc xử lý nợ là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng các ngân hàng đều lúng túng trong chỉ đạo điều hành, chưa chủ động tích cực để xác định rõ phạm vi, phân loại và tổ chức thực hiện hạch toán theo dõi riêng các khoản nợ tồn đọng; chưa phân loại để có giải pháp xử lý thích hợp đổi với từng khoản nợ tồn đọng. Việc triển khai xử lý nợ tồn đọng còn thụ động, trông chờ hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, Ngành. Trong khi đó Nhà nước chủ trương không hỗ trợ về nguồn vốn. Các NHTM phải tự chịu trách nhiệm xử lý thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro và tận thu nợ.

  • Hồng Phúc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,