221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
533670
Đặt cuộc sống nông dân lên bàn hội nghị
1
Article
null
Hội nghị Lúa gạo Mê-kông tại TP.HCM:
Đặt cuộc sống nông dân lên bàn hội nghị
,

(VietNamNet) - Trên 200 đại diện và chuyên gia nông nghiệp của các nước trên thế giới đã nhóm họp vào sáng 15/10 tại TP.HCM, để bàn về chuyện nâng cao cuộc sống của người nông dân trồng lúa thuộc lưu vực sông Mê-kông.

Soạn: AM 172550 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ruộng lúa ở ĐBSCL.

Lâu nay, nói đến lúa gạo người ta thường nói đến việc gieo trồng, chế biến và xuất khẩu với chủ đề trọng tâm là tìm cách nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp này; hoặc nói về chuyện gìn giữ môi trường để tạo ra giống lúa chất lượng cao; ít ai đề cập đến chuyện làm cách nào để nâng cao đời sống của người nông dân trồng lúa.

Thế nhưng tại Hội nghị Lúa gạo Mê-kông, được tổ chức ba ngày tại Việt Nam nhằm chào mừng Năm Lúa gạo Thế giới 2004, bên cạnh chuyện lúa và môi trường, chuyên gia nông nghiệp các nước đã đưa vấn đề đời sống của người trồng lúa trở thành trọng tâm bàn bạc tại hội nghị. Bởi lẽ, đây là lực lượng đảm bảo nguồn lương thực cho 113 quốc gia trên thế giới, nơi mà gạo là lương thực chính yếu trong cuộc sống đời thường của khoảng ba tỷ người.

Theo ông Gershon Feder, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), dân số thế giới đang gia tăng (từ 6,3 tỷ năm 2003 sẽ lên 7,1 tỷ năm 2015 và 8,3 tỷ năm 2030), và đây là mối đe dọa đến nguồn cung cấp lương thực trên thế giới.

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương thuộc LHQ (FAO), sản lượng ngũ cốc của thế giới năm 2004 ước tính đạt gần 2.200 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2003 và 3% so với tỷ lệ bình quân năm năm trước. Sản lượng lúa mì sẽ tăng đột biến, trong khi lúa gạo vẫn duy trì mức tăng ổn định như trước đây. Chính điều này làm chuyên gia nông nghiệp các nước lo ngại đến nguồn cung cấp lúa gạo cho thế giới trong những năm tiếp theo, khi sản lượng gieo trồng và diện tích có xu hướng giảm.

Bên cạnh việc nâng cao giống cây trồng và năng suất, các chuyên gia cho rằng, cũng cần nâng cao đời sống của người nông dân, vì đây là lực lượng chính tạo ra lương thực cho thế giới. Ông Feder nói rằng đời sống của người dân vùng nông thôn, nơi phần lớn lúa gạo được tạo ra, còn rất nghèo và lạc hậu. Các nước cần phải chú trọng đến việc nâng cao đời sống của khu vực này, bởi nếu không, sự nghèo đói của người nông dân sẽ làm ảnh hưởng không chỉ năng suất mà cả chất lượng sản phẩm lúa gạo.

Số liệu của WB năm 2001 cho thấy 20% nông dân ở Trung Quốc vẫn thuộc diện đói nghèo, còn ở khu vực Nam Á là 25%.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì ở khu vực sông Mê-kông, nhưng theo ông Bùi Chí Bửu, viện trưởng Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, đời sống của người trồng lúa của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nông dân Thái Lan, cũng là nước xuất khẩu gạo lớn. Việt Nam đang cố gắng rút ngắn khoảng cách này bằng việc nâng cao nhận thức người nông dân trong khâu gieo trồng, hỗ trợ kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn. Chính giá trị thu được từ sản phẩm giá trị cao sẽ giúp cải thiện được đời sống của đông đảo người nông dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Bửu còn cho biết: Việt Nam cũng có chương trình tin học hóa nông thôn để đưa máy tính và Internet về nông thôn, nhằm giúp người nông dân tiếp cận kênh thương mại hiện đại, giải quyết nhanh các giao dịch mua bán gạo qua hệ thống thương mại điện tử.

  • Minh Quang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,