221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
537874
Thu nhập từ lúa mạch gấp đôi trồng lúa
1
Article
null
Thu nhập từ lúa mạch gấp đôi trồng lúa
,

(VietNamNet) - Tình trạng giá lúa mì thế giới tăng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành bia rượu Việt Nam vì phải nhập khẩu 100% nguyên liệu này để chế biến.

Soạn: AM 180579 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Trên thế giới hiện có rất ít quốc gia  xuất khẩu lúa mì. 

Theo đánh giá của Hiệp hội Lúa mì Hoa Kỳ, thị trường bột mì tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trong thời gian ngắn đã có 30 nhà máy xay xát lúa mì được xây dựng, tập trung ở TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng. Tổng công suất khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Trung bình mỗi năm Việt Nam nhập từ 800 đến 1 triệu tấn lúa mì từ Mỹ, Australia, Ấn Độ, Canada...

Tuy nhiên, thị trường lúa mì thế giới gần đây đã diễn ra theo hướng cung không đủ cầu. Giá bột mì khi nhập về Việt Nam tăng thêm 30-80 USD/tấn. Đã có lúc bột mì Australia từ 165USD lên 210 USD/tấn, của Trung Quốc từ 122USD lên 190 USD/tấn. Tình trạng dư công suất, cạnh tranh không lành mạnh trong cung cấp nguyên liệu chế biến cho ngành thực phẩm trong nước đã xảy ra.

Các chuyên gia giá cả của Bộ Tài chính đã cảnh báo: Tình hình cầu cao hơn cung trên thế giới sẽ còn kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, vì thế giá cả lúa mì sẽ còn tiếp tục biến động. Càng vào thời điểm cuối năm, nhu cầu nhập khẩu lúa mì, lúa mạch làm nguyên liệu cho sản xuất và chế biến trên thế giới tăng cao. Hiện trạng trên đẩy các DN Việt Nam vào thế hoạt động cầm chừng cũng như gặp không ít khó khăn.

Theo Hiệp hội Ngũ cốc quốc tế, trong vụ năm 2003-2004, sản lượng lúa mỳ thế giới liên tục giảm xuống mức 580 triệu tấn, 566 triệu tấn và đến nay chỉ còn 548 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức cao, năm 2003-2004, tổng mức cầu là 601,6 triệu tấn, năm nay có giảm nhưng không đáng kể 589,4 triệu tấn.

Theo Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, sản lượng bia ở nước ta hàng năm tăng 15%, dự kiến năm 2005 đạt 1.200 triệu lít. Để đạt sản lượng này cần 185 ngàn tấn malt bia (một loại mạch nha, nguyên liệu sản xuất bia). Lượng malt bia này chúng ta phải nhập 100% với giá mua là 350 USD/tấn, tốn khoảng 65 triệu USD mỗi năm. Chính vì thế, nếu Việt Nam tự trồng được lúa mạch thì sẽ chủ động được nguyên liệu, tiết kiệm được khoản lớn ngoại tệ.

Hơn nữa, trồng lúa mạch sẽ giúp hàng vạn nông dân có thu nhập gấp đôi trồng lúa. Đặc biệt ở vùng cao tây bắc và đông bắc nước ta, mùa đông có khí hậu hanh khô, nhiệt độ và độ ẩm thấp, đất không chua rất phù hợp với sự phát triển của cây lúa mạch. Theo khảo sát, diện tích có khả năng trồng lúa mạch ở phía bắc là 114.700ha. Đây đang là phần đất nông dân trồng ngô, khoai, thuốc lá hoặc bỏ hoang vụ đông do hanh khô thiếu nước. Nếu năng suất bình quân đạt 3,5 tấn/ha thì mỗi năm ta sản xuất được 321.600 tấn lúa mạch, hoàn toàn đủ nguyên liệu đáp ứng cho ngành sản xuất bia nội địa. Diện tích đất trồng được lúa mạch lại thuộc các tỉnh nghèo như Lai Châu là 40 nghìn ha, Sơn La 26 nghìn ha, Cao Bằng 22,6 nghìn ha và Bắc Cạn 18 nghìn ha.

Tháng 8 vừa qua, Công ty Đường Man đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất malt bia hiện đại  bậc nhất ở Đông Nam Á, với tổng giá trị đầu tư là 15 triệu USD nằm trong Khu công nghiệp Tiên Sơn  (Bắc Ninh). Công suất nhà máy này hiện là 50 nghìn tấn malt bia/năm, chất lượng tương đương malt bia nhập ngoại nhưng giá thành rẻ hơn. Có điều 100% nguồn lúa mạch của nhà máy này vẫn đang phải nhập khẩu từ Australia.

  • H.Phúc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,