221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
540700
VASEP: DOC phải phân loại tôm khi tính tỷ lệ phá giá!
1
Article
null
VASEP: DOC phải phân loại tôm khi tính tỷ lệ phá giá!
,

(VietNamNet) - Hôm nay, (3/11) Hiệp hội Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Hiệp hội này không đồng tình với cách tính tỷ lệ phá giá mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp dụng đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của họ và yêu cầu cơ quan này phải phân loại tôm khi tính tỷ lệ phá giá.

 
Soạn: AM 187220 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Vasep yêu cầu DOC phân loại nguyên liệu khi tính tỷ lệ phá giá tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Hồi tháng 7 qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra phán quyết sơ bộ để trừng phạt tôm nhập khẩu từ Việt Nam về việc sản phẩm này bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ.

Tỷ lệ phá giá mà DOC áp dụng đối với tôm Việt Nam từ 12,11% đến 19,6%. Tỷ lệ này áp dụng cho những bị đơn bắt buộc và các công ty được xem là đủ điều kiện để hưởng thuế suất riêng lẻ. Những DN được hưởng thuế suất riêng lẻ, với tỷ lệ thấp hơn thuế suất chung, nếu hoạt động độc lập với Chính phủ Việt Nam. Trong khi đó, những DN không chứng minh được sự độc lập của mình đối với Chính phủ thì phải chịu thuế suất chung, tức 93%.

Theo VASEP, tỷ lệ phá giá mà DOC áp dụng đối với tôm Việt Nam không công bằng vì nó được tính chung cho các loại tôm thay vì phải phân loại theo kích thước của chúng. Cụ thể, giá tôm nguyên liệu (đầu vào của tôm chế biến xuất khẩu) đều được tính với một mức giá như nhau theo mức giá của thị trường Bangladesh. Đây là quốc gia được xem là có nền kinh tế giống Việt Nam nhất và được sử dụng để so sánh với giá ở Việt Nam vì DOC không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Theo Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Thư ký VASEP đều bất hợp lý ở chỗ DOC tính giá tôm nhỏ và trung bình của Việt Nam như giá của tôm lớn của Banladesh. Hay cách khác, DOC cho rằng lẽ ra tôm nhỏ và vừa của Việt Nam phải được bán như giá của tôm lớn của Banladesh thay vì bán thấp hơn, tức phá giá.  

"Như vậy giá trị của tôm nguyên liệu cỡ lớn bằng với tôm loại nhỏ và vừa. Điều này làm tăng chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm tôm và làm cho tỷ lệ phá giá cao hơn nhiều lần so với thực tế", VASEP đã nói như thế khi đưa ra thông cáo báo chí hồi hôm nay đồng thời cũng đề nghị DOC tính giá nguyên liệu theo từng kích cỡ.

Ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch Ủy ban Tôm của VASEP nói rằng, nếu tính giá trị nguyên liệu theo từng kích cỡ  thì tỷ lệ phá giá sẽ thấp hơn rất nhiều thậm chí tỷ lệ đó có thể bằng 0%. Điều này sẽ tăng tính cạnh tranh về thuế suất và giá cho các DN được hưởng thuế suất riêng lẻ.

Theo VASEP, có 36 DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam yêu cầu DOC cho hưởng thuế suất riêng lẻ nhưng chỉ có 20 DN trong số này được tính thuế suất riêng lẻ vì không chịu sự kiểm soát của Chính phủ, cơ quan được cho rằng đã bao cấp cho nền thủy sản để cạnh tranh với DN nước sở tại.

  • Minh Quang

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,