Các tập đoàn dầu khí vẫn đau đầu giữa dầu và tiền
09:32' 05/11/2004 (GMT+7)

Những khoản lợi nhuận khổng lồ khó có thể che đậy nhiều khó khăn trở ngại trong tương lai đối với các công ty dầu khí lớn của phương Tây.

Soạn: AM 187904 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Giá dầu thế giới lên cao giúp tiền chảy vào túi các tập đoàn dầu khí càng lớn.

Một năm bội thu cho các tập đoàn dầu khí

Giới tài phiệt trong ngành dầu khí tuần trước đã tập trung ở London tham dự hội nghị hàng năm "Dầu và Tiền". Theo thường lệ tại hội nghị này họ phải đau đầu mổ xẻ những bấp cập trong ngành công nghiệp dầu khí, tuy nhiên năm nay tất cả đều tỏ ra lạc quan. Jeroen van der Veer - người đứng đầu tập đoàn Shell (Hà Lan) khẳng định với cử tọa rằng: "Người Mỹ sẽ vẫn tiếp tục lái xe đi Wal-Mart". Lord Browne của BP lại tấu lên một bài phát biểu lạc quan: không có dầu thế giới sẽ chỉ là một nơi đau khổ, tối tăm và lạnh lẽo.

Đâu là lời giải thích cho thái độ phấn khích nói trên? Giá dầu tăng cao kỷ lục lên 55,67USD vào tuần trước đã đổ tiền vào túi những công ty dầu khí phương Tây. Ngày 28/10/2004 hãng Shell công bố lợi nhuận quý III của mình tăng 120% tương đương 5,4 tỷ USD. Đầu tuần trước BP cũng tiết lộ lợi nhuận quý III tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái (4 tỷ USD).

Những công ty này đang bận rộn trả lợi tức cho cổ đông bằng nhiều cách khác nhau. BP và Exxon Mobil mua lại cổ phiếu như điên: BP mua vào 7,25 tỷ USD trong năm nay, Exxon Mobile cũng chi 9 tỷ USD mua vào cổ phiếu.

Tuy nhiên, bất chấp mức lợi nhuận khổng lồ hiện nay, đa số đều gặp phải 3 trở ngại sau: trữ lượng dầu giảm nhanh chóng, chi phí leo thang và khó tiếp cận nguồn dầu mới, rẻ. Tom Wallin, Chủ tịch Energy Intelligence Group nói, tương lai đối với ngành dầu khí "hiện khó lường nhất từ trước đến nay".

Đối mặt với nhiều thách thức

Làn sóng phát triển ngoạn mục nhất của những công ty phương Tây xảy ra cách đây đã mấy thập kỷ sau khi nhận được cú huých mạnh từ những mỏ dầu lớn ở vịnh Persian. Thoát khỏi tuyệt vọng, Exxon, BP và nhiều hãng khác đã rót hàng tỷ USD vào những khu vực ngoài OPEC như Vịnh Mexico, Biển Bắc và Alaska.

Soạn: AM 187906 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Khả năng tiếp cận các nguồn dự trữ dầu đang ngày càng  hạn chế hơn.

Nhưng các mỏ dầu này giờ đây đang dần cạn, trữ lượng  giảm nhanh chóng. Trong báo cáo hàng năm  về "Triển vọng ngành năng lượng thế giới" (World Energy Outlook) do Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA xuất bản tuần trước ước tính trữ lượng các mỏ dầu hiện nay làm người ta "toát mồ hôi".

Vấn đề thứ hai là chi phí liên tục leo thang. Khoảng 3000 tỷ USD sẽ phải đổ xuống hạ tầng sản xuất từ giờ tới năm 2030. Đáng quan tâm nhất là đồng USD yếu trong khi đây là đồng tiền duy nhất để tính giá dầu. Như vậy các hãng dầu lửa phải tốn nhiều tiền hơn khi mua đồng tiền khác. Hơn nữa giá thép cũng tăng cao và là nguyên nhân khiến BP chi vượt định mức vốn đặt ra.

Tuy nhiên chi phí tốn kém nhất chính là để tìm kiếm và phát triển các mỏ dầu mới. Trong suốt những năm 1980, chi phí thăm dò tính bình quân chỉ khoảng  5 - 7 USD/thùng dầu nhờ nhiều bước đột phá về công nghệ, trong đó có công nghệ hình ảnh 3D. Đến những năm 1990, chi phí này vẫn vậy. Nhưng 3 năm trở lại đây chúng lại tăng cao chóng mặt. Douglas Terreson thuộc ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho rằng chi phí ngày càng tăng do dầu khai thác đang ít dần.

Nghiên cứu những vùng địa hình phức tạp cho thấy lý do thứ ba gây trở ngại cho những tập đoàn dầu khí lớn là: thiếu cơ hội. Saudi Arabia và 4 người láng giềng ở vùng vịnh của mình không hề đón chào những công ty lớn. Theo tính toán của BP tốp 30 công ty dầu khí lớn nhất thế giới đã nâng chi phí thăm dò và khai thác từ khoảng 70 tỷ USD năm 2000 lên 100 tỷ USD năm ngoái. Trong vòng 10 năm nữa sẽ không có vấn đề thiếu cơ hội đầu tư nhưng tình hình sau đó vẫn còn là một dấu hỏi.

Chuyển hướng sang các loại năng lượng khác?

Nhìn vào cách thức những công ty lớn tiêu tiền cho thấy họ đang chuyển dần sang đầu tư cho các lĩnh vực khác bên cạnh dầu mỏ thông thường. Cát hắc ín lỏng hay đá phiến sét có thể được chuyển sang dầu nhưng với chi phí cao hơn và ảnh hưởng tới môi trường hơn dầu thông thường. Giám đốc Exxon - Lee Ramond gần đây cam kết đưa ra những công nghệ đột phát để biến các loại chất chứa dầu thành dầu thông thường.

Một hướng khác là họ chuyển sang lĩnh vực khí tự nhiên. Gas chưa bao giờ được "trọng" như dầu và thường được coi là sản phẩm không mong muốn. Nhưng đến năm 2030, gas sẽ thay dầu chiếm vị trí thống trị trên thị trường nhiên liệu thế giới. Nó sẽ được phân phối trên thế giới nhiều hơn. Và còn năng lượng xanh? BP cho biết họ đứng về phía quan điểm nhiên liệu không phải dầu mỏ và Shell cũng tương tự.

Tuy nhiên đầu tư của những tập đoàn lớn cho nhiên liệu tái sinh và thủy điện không đáng kể so với hàng tỷ USD mỗi năm đổ vào dầu và khí. Với giá dầu ở mức trên 50 USD/thùng và lượng dự trữ dầu trong lòng đất vẫn còn trong vài thập kỷ nữa thì tình hình khó có thể thay đổi.

(Cẩm Tú - Theo Economist)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Giá dầu lại vượt ngưỡng 42 USD/thùng
Dầu lại sôi!
Giá dầu mỏ thế giới lại tăng cao
Nguy cơ nội chiến ở Nigeria khi giá dầu tăng
Giá dầu vọt lên 47,50 USD/thùng
CÁC TIN KHÁC:
Na Uy muốn hợp tác về kinh tế biển (04/11/2004)
VASEP: DOC phải phân loại tôm khi tính tỷ lệ phá giá! (03/11/2004)
Trạm biến áp Nhà Bè - Tao Đàn bắt đầu đóng điện (03/11/2004)
Oxfam: Vào WTO, Việt Nam đang bị các nước giàu "ép" (03/11/2004)
Bán hàng trực tiếp giá rẻ (02/11/2004)
Từ 7h tối 1/11: Xăng tăng thêm 500 đồng/lít (01/11/2004)
Thu nhập từ lúa mạch gấp đôi trồng lúa (01/11/2004)
Tour VN cao giá vì Hàng không chưa "kết" Du lịch? (01/11/2004)
HSBC với những "toan tính" từ cuộc đua thuyền (31/10/2004)
Đua thuyền buồm: Việt Nam đứng thứ 6 (30/10/2004)
Một máy bay Airbus gặp sự cố khi hạ cánh (30/10/2004)
DNNN thua lỗ 3 năm liền sẽ bị giải thể (30/10/2004)
Ngân hàng ''đòi nợ'' các DN giao thông (29/10/2004)
Tiểu đô thị - xu hướng kinh doanh nhà đất mới (29/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang