Giá vàng liên tục tăng cao, chính điều này đã tạo nên cuộc khủng hoảng với đồng đôla, giáo sư Phạm Đỗ Chí đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này.
- Xin GS cho ý kiến về vấn đề giá vàng tăng cao hiện nay? Có yếu tố gì mới?
GS Phạm Đỗ Chí. |
- Thời sự tài chính thế giới sau kết quả Tổng thống Bush đắc cử ở Mỹ lại đang sôi sục với giá vàng trở lại cơn sốt cũ cuối năm 2003, vượt các mức kỷ lục cũ trong 16 năm qua và lên trên mức “chống cự” (resistance level) cũ 427 USD/ounce, sau khi đã tạm im lắng chung quanh mức giá 400 USD vài tháng trước bầu cử tổng thống Mỹ.
Thật sự giá vàng tăng trở lại và vượt mức cao mới sau bầu cử lại vẫn thể hiện cơn khủng hoảng mới của đồng đôla Mỹ. Nguyên do căn bản vẫn là mức thua lỗ của cán cân vãng lai Mỹ càng ngày càng đạt mức kỷ lục.
- Ông muốn nói đến một cơn khủng hoảng mới của đồng đôla Mỹ?
Kỷ lục mới giá vàng: 819.000 đồng/chỉ Cuối giờ trưa 8-11, giá vàng trong nước có kỷ lục mới: vàng SJC bán ra tại TP.HCM là 819.000 đồng/chỉ (tăng 2.000 đồng/chỉ so với ngày 7-11), Hà Nội và Đà Nẵng là 820.000 đồng/chỉ, Cần Thơ 818.000 đồng/chỉ, Nha Trang 816.000 đồng/chỉ. Thị trường vàng miếng gần như "đóng băng" cả mua lẫn bán nhưng giá vàng trong nước mới chỉ "lẽo đẽo" theo giá thế giới. Giá vàng thế giới tính ra VND dao động từ 825.000 - 830.000 đồng/chỉ. Sau giá vàng giao ngay, giá vàng thế giới giao tháng 12-2004 cũng leo lên 435 USD/ounce (cao nhất qua 16 năm). Đồng USD đã mất giá kỷ lục so với đồng EUR, có lúc phải mất 1,2968 USD mới đổi được 1USD. |
- Phân tích căn bản cho thấy vì thất thu lớn trong cán cân vãng lai, đồng đôla Mỹ sẽ còn tiếp tục yếu dần, dù trong vài khoảng thời gian ngắn có lúc đôla đã vụt trở lại mạnh trong ít ngày theo hình dicdăc lên xuống trong ngắn hạn, do các tay mua bán thường xuyên “lấy lời” (profit taking) ngắn hạn.
Và nếu ngân sách và cán cân vãng lai Mỹ cứ tiếp tục thất thu khổng lồ như được tiên đoán trong 1-2 năm tới, cơn khủng hoảng của đồng đôla Mỹ còn tiếp tục và giá vàng sẽ còn “sức” lên cao.
* GS có thể so sánh với một kinh nghiệm đáng nhớ?
- Cán cân vãng lai Mỹ đã bị lỗ 166 tỉ USD vào quí 1-2004 và được dự đoán sẽ lỗ trên 600 tỉ cho cả năm nay hay khoảng 6,0-6,5% của GDP, so với mức thất thu của cán cân này tương đương với 3,5% của GDP Mỹ vào năm 1987 lúc cũng xảy ra khủng hoảng lớn của đồng đôla và cơn sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày “thứ hai đen” vào tháng mười cùng năm đó.
Mức lỗ trầm trọng của cán cân vãng lai thường gây mất tín nhiệm cho đồng tiền một nước, do đó đôla Mỹ đã mất giá 42% từ năm 1985 (đỉnh điểm) đến tháng 11-1990. Để so sánh, từ tháng 2-2002 đến 9-2004, tiền Mỹ “chỉ mới mất giá 23%”.
Dựa trên con số này, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán một tương lai ảm đạm cho tiền Mỹ vào thời gian tới, nhất là với chính sách bỏ lơ (benign neglect) đồng đôla của chính phủ Bush (khác với chính phủ Reagan trước đây theo đuổi chính sách đồng đôla mạnh) và các chi trả ngân sách cao dự đoán cho bốn năm tới đây.
- Liệu các ngân hàng ở châu Á sẽ phản ứng ra sao?
- Do dự đoán tiền nhân dân tệ TQ sẽ bị áp lực lên giá, nhiều ngân hàng trung ương châu Á có thể sẽ dùng dự trữ đôla để mua vàng.
(Theo Tuổi Trẻ)