221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
614086
Dệt may Trung Quốc bị hạn chế, cơ hội cho Việt Nam?
1
Article
null
Dệt may Trung Quốc bị hạn chế, cơ hội cho Việt Nam?
,

(VietNamNet) - Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: việc Mỹ, EU cảnh báo và áp dụng các biện pháp hạn chế sự tăng trưởng xuất khẩu dệt may quá nhanh của Trung Quốc là một cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

Soạn: AM 349580 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các doanh nghiệp dệt may cần chuẩn bị tốt để tận dụng cơ hội.

Ông Ân cho biết, đại diện các doanh nghiệp dệt may Mỹ và EU cho rằng sự tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh của dệt may Trung Quốc kể từ sau thời điểm 1/1/2005 đã gây nhiều thiệt hại cho họ  và đề nghị áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết. Hiện, Mỹ đã áp dụng hạn ngạch trở lại đối với 3 nhóm hàng "nóng" nhất là 338/339, 347/348, 652 nhập khẩu từ Trung Quốc và 11 nhóm hàng khác đang được điều tra xem xét để đi đến quyết định áp dụng hạn ngạch.

Trong khi đó, cuối tuần qua, một kế hoạch nhằm hạn chế sự gia tăng nhập khẩu dệt may đã được Liên minh châu Âu - EU thông báo với Trung Quốc. EU khuyến cáo sẽ theo dõi chặt chẽ khối lượng hàng dệt may Trung Quốc xuất sang các nước EU từ đầu năm 2005 và áp dụng các biện pháp hạn chế cần thiết nếu  phát hiện thấy các sản phẩm dệt may nhập từ nước này đã tăng lên tới "điểm giới hạn nguy hiểm".

Theo ông Ân, khả năng Mỹ tiếp tục hạn ngạch cho 11 nhóm hàng còn lại và EU thực thi các biện pháp hạn chế nhập khẩu dệt may từ Trung Quốc là rất cao. Trước nguy cơ này, các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tìm cách hạn chế xuất khẩu tạm thời để tự vệ, tránh bị áp dụng các biện pháp hạn chế. Các khách hàng nhập khẩu cũng có tâm lý lo ngại và quay sang tìm kiếm  nhà sản xuất thay thế, dự phòng nhằm tránh bị động. Đây chính là cơ hội cho dệt may Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm nhất là tại thị trường EU trong thời gian vừa qua.

Để tận dụng cơ hội này, ông Ân cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng lực, có sự chuẩn bị kỹ càng để cạnh tranh ký hợp đồng cung ứng cùng với những nước đang phát triển có ngành dệt may bị ảnh hưởng do sự gia tăng xuất khẩu dệt may Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Mỹ và EU tiến hành áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc thì cũng chỉ áp dụng trong thời một thời hạn ngắn. Vì vậy, chỉ nên xem đây một cơ hội tốt để dệt may Việt Nam giảm bớt khó khăn hiện tại, tăng tốc xuất khẩu trở lại, nhưng chúng ta không thể phụ thuộc vào điều này. Về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục phải nâng cao năng lực cạnh tranh, liên kết sản xuất để có thể đáp ứng được những đơn hàng lớn, nhất là khi hạn ngạch xuất khẩu được bãi bỏ ở tất cả các thị trường xuất khẩu.

Trong quý I/2005, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU bị giảm khoảng 3% mặc dù hạn ngạch đã được dỡ bỏ. Nguyên nhân chính được xác định là do Việt Nam vấp sự cạnh tranh quyết liệt của Trung Quốc và thậm chí là cả Ấn Độ, Bangladesh  về giá thành rẻ, đáp ứng số lượng lớn và thời gian giao hàng nhanh.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong những tháng đầu năm 2005, dệt may Trung Quốc xuất khẩu sang EU đã tăng 47% và sang Mỹ tăng 63%. Sự gia tăng quá nhanh của dệt may Trung Quốc cũng làm cho nhiều nước đang phát triển bị sụt giảm: trong tháng 1/2005 xuất khẩu hàng dệt may của Bănglađet đã giảm 21%, trong khi đó hơn 20.000 nhân công ngành dệt may Campuchia mất việc làm.

  • Nguyên Phong
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,