221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
636366
Dệt may Trung Quốc - "Cơn ác mộng" quay lại
1
Article
null
Dệt may Trung Quốc - 'Cơn ác mộng' quay lại
,

Ngay sau khi Mỹ quyết định áp dụng hạn ngạch dệt may trở lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đã cực lực phản đối và lo lắng cho triển vọng xuất khẩu của mình.

Trong một xưởng may Trung Quốc.

Ủy ban thực thi Hiệp định hàng dệt may Mỹ (CITA) cuối tuần trước đã thông báo sản lượng của các chủng loại dệt may nhập từ Trung Quốc  tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái và "đe doạ làm đảo lộn thị trường" dệt may nước này, buộc họ phải áp dụng biện pháp tự vệ.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngay lập tức đã lớn tiếng phản đối quyết định này, cho đó là hành động "đi ngược lại các thoả thuận của Tổ chức Thương mại thế giới đồng thời tạo ra tiền lệ xấu".

"Động thái trên đi ngược lại hoàn toàn tinh thần tự do thương mại và các nguyên tắc cơ bản của WTO", Trùng Quán, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc phát biểu, "Trung Quốc mong muốn điêù chỉnh lại quyết định trên để ngăn ngừa chủ nghĩa bảo hộ làm xấu đi quan hệ thương mại hai bên".

Phía Trung Quốc còn cho rằng lượng hàng dệt may trong quý I của nước này vào Mỹ trên thực tế không tăng vọt, mà giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

"Thực ra, sau 2 tháng tăng trưởng mạnh hồi đầu năm, xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ đã giảm kể từ đầu tháng 3 tới nay", một nguồn tin từ Hiệp hội Dệt may Trung Quốc cho biết.

"Quyết định của Mỹ là hấp tấp và thiếu sáng suốt"

Các nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may Trung Quốc cho rằng họ bất ngờ bởi quyết định "hấp tấp và thiếu sáng suốt" của Mỹ trong việc tái áp đặt hạn ngạch đối với 3 chủng loại hàng xuất khẩu từ Trung Quốc là sơ mi, quần tây và đồ lót nam. Các doanh nghiệp đều cho rằng một quyết định như vậy chắc chắn sẽ phương hại tới lợi ích của cả hai bên.

"Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ vừa hấp tấp vừa thiếu công bằng, bởi nó dựa hoàn toàn vào các số liệu thống kê gây tranh cãi từ riêng phía Mỹ, các con số chỉ phản ánh có 3 tháng đầu năm mà thôi", Dương Duy Đồng, Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Jifa, nhà sản xuất dệt may lớn nhất ở tỉnh Sơn Đông, cho biết.

Cụ thể, theo ông Dương, lượng xuất khẩu của Tập đoàn này sang Mỹ tăng 30% trong 4 tháng qua là do số lượng từ các đơn đặt hàng có từ năm ngoái. "Tôi không nhận được đơn hàng nào từ các nhà nhập khẩu Mỹ kể từ khi Washington bắt đầu mở cuộc điều tra từ tháng 4. Họ thậm chí còn rút lại một số đơn đặt hàng có từ trước đó", ông giải thích.

Doanh nghiệp Mỹ ủng hộ Chính phủ

Trong khi doanh nghiệp Trung Quốc phản đối dữ dội thì các doanh nghiệp Mỹ đã thể hiện sự hài lòng và bày tỏ sự đồng tình đối với quyết định của Chính phủ mình.

Các nhà sản xuất dệt may Mỹ đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ quyết định của chính quyền Bush đối với việc đưa ra các biện pháp bảo vệ.

Cass Johnson, Chủ tịch Hội đồng quốc gia các tổ chức dệt may Mỹ, cho biết: "Quyết định nhanh chóng trong việc tái áp dụng hạn ngạch dệt may của chính quyền Bush ngày hôm nay sẽ giúp giữ được hàng ngàn việc làm trong ngành. Chúng tôi biết ơn vì điều đó".

Người tiêu dùng Mỹ có thể thiệt thòi vì hàng may mặc giá rẻ của Trung Quốc bị hạn chế.

Các doanh nghiệp Mỹ cũng cho rằng hành động trên là hoàn toàn có cơ sở, bởi một điều khoản trong thoả thuận Trung Quốc ký với WTO để được gia nhập tổ chức này năm 2001 quy định, các thành viên WTO có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ nếu thấy xuất hiện sự gia tăng nhanh chóng và bất ngờ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc.

Hôm 24/4, Liên minh châu Âu cũng cho biết họ có thể sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc như T-shirt, áo chui cổ hay áo khoác nữ, để đề phòng việc thị trường nội khối bị lũng đoạn bởi loại hàng này của đối tác khổng lồ từ châu Á.

"Cơn ác mộng" đã quay lại

Trước tình hình khó khăn dồn dập như vậy, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã hết sức giận dữ và bắt đầu tỏ ra bi quan.

Ninh Kim Vân, Tổng giám đốc Hãng Xuất nhập khẩu dệt may Thiên Tân ở miền Bắc Trung Quốc từng xuất lượng hàng trị giá hơn 20 triệu USD sang Mỹ năm ngoái, cho rằng hãng của ông từ đầu năm tới nay đã buộc phải giảm đơn hàng từ Mỹ để tránh "phiền phức".

"Đó quả là điều bất bình thường và tổn hại quá lớn cho những công ty lớn như chúng tôi", ông nói, "Các nước khác có thể bắt chước Mỹ và sẽ gây khó khăn lớn hơn nữa cho các nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may Trung Quốc".

Nguyên Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty Dệt kim Cliff đóng tại Thượng Hải thắc mắc không rõ Chính phủ Mỹ đã cân nhắc kỹ càng chưa trước khi đưa ra một quyết định như vậy trong cái mà ông gọi là "thời đại WTO" như ngày nay. 

"Họ cho rằng quyết định đó là để bảo vệ hàng ngàn người Mỹ trước cảnh thất nghiệp, nhưng chẳng lẽ họ không thấy rằng mình đang khiến hàng triệu người tiêu dùng Mỹ phải trả thêm tiền mua đồ mặc và hàng tỷ USD sẽ tuột khỏi tay các doanh nghiệp Mỹ?", ông nói.

Cũng theo ông Nguyên, khi hệ thống hạn ngạch cũ được áp dụng trở lại, giá của mỗi sản phẩm dệt may Trung Quốc sẽ tăng khoảng ít nhất là 10% và như vậy, "cơn ác mộng đã quay lại".

Hồ Quốc Thành, một chuyên gia nghiên cứu tại Học viện khoa học xã hội Bắc Kinh cũng đồng quan điểm với ông Ninh khi cho rằng hạn ngạch này sẽ "mang lại tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ nhiều hơn là làm lợi cho các nhà sản xuất trong nước".

Một số quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định rằng quyết định nóng vội trên của Mỹ đã làm các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc bất ngờ vì chưa có sự chuẩn bị nào cả. "Khoảng 2 - 4 tháng nữa, hạn ngạch sẽ có hiệu lực", một quan chức dự báo, "Vào thời điểm đó, các doanh nghiệp dệt may chỉ có hai lựa chọn: khai thác thị trường mới hoặc ngừng sản xuất và rồi lâm vào cảnh phá sản".

Hiện một số doanh nghiệp dệt may ở Sơn Đông - khu vực sản xuất và kinh doanh dệt may hàng đầu ở Trung Quốc - đã phải tính đến việc cắt giảm sản lượng đáng kể và giảm hẳn nhập về nguyên liệu may, chủ yếu là từ Mỹ.

(Nhật Vy - Theo THX, CNE)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,