221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
636768
Lamy lãnh đạo WTO, các nước đang phát triển mừng hay lo?
1
Article
null
Lamy lãnh đạo WTO, các nước đang phát triển mừng hay lo?
,

Ngay sau khi được chỉ định làm Tổng giám đốc mới của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Pascal Lamy đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cả các nước phát triển và đang phát triển. Song thực chất có phải tất cả đều hài lòng với kết quả đó, nhất là các nước nghèo?

Lamy được coi như đại diện của các nước giàu còn Castillo coi như đại diện của các nước nghèo.

Dù không đến từ một quốc gia đang phát triển như ông Supachai Panitchpakd người Thái Lan, Lamy vẫn giành được sự ủng hộ của nhiều nước đang phát triển. Nguyên nhân là trong thời kỳ làm việc tại Ủy ban thương mại của Liên minh châu Âu (EU), ông từng lên tiếng kêu gọi các nước giàu phá bỏ các rào cản thương mại để nước nghèo có thể tiếp cận thị trường mạnh mẽ hơn.

Nhưng đó là trước đây, khi cuộc đấu đá giữa hai phía phát triển và đang phát triển không tạo thành sức ép đối với bản thân ông. Còn nay, với cương vị là người đứng đầu Tổ chức Thương mại toàn cầu, liệu ông có tìm được giải pháp để các nước giàu và nghèo xích lại gần nhau hơn? Liệu ông Lamy có thực sự mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển?

Khả năng các nước giàu và nghèo xích lại gần nhau hơn dưới triều đại của Lamy khó có thể xảy ra. Bởi việc Lamy được đề cử lên giữ vị trí lãnh đạo WTO chính là kết quả của cuộc thi đấu giữa các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình chạy đua đến chiếc ghế ông Supachai Panitchpakdi để lại đã phản ánh khoảng cách đó. Pascal Lamy của Pháp được coi như đại diện của các nước phát triển còn Carlos Perez del Castillo tới từ Uruguay được coi như đại diện của các nước đang phát triển. Tất nhiên, đại biểu từ các nước phát triển ủng hộ ông Lamy vào vị trí này còn các nước nghèo ở Mỹ Latin hay Trung Đông thì ủng hộ cho Castillo trong khi Mỹ đứng trung lập.

Cuối cùng, Lamy đã thắng, cũng có thể coi là phần thắng của các nước phát triển. Và họ, do đó, có thể sẽ chiếm ưu thế trong các cuộc cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước đang phát triển trong 4 năm tới của nhiệm kỳ mang tên Pascal Lamy.

Rất có thể như vậy. Ông Lamy có nhiều biểu hiện khác cho thấy việc ông lãnh đạo WTO có thể sẽ không có lợi cho các nước nghèo.

Trước hết, việc xuất thân từ một nước phát triển khiến người ta không thể lo ngại rằng ông sẽ đứng về phía họ trong thời gian tới và lơ là với các nước nghèo. Câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra là liệu ông Lamy có làm cho WTO thực sự trở thành "một tổ chức công bằng nhất" như ông từng nói? Liệu ông có thể để lại đằng sau các chương trình nghị sự ông vạch ra cho EU hay lại lồng ghép chúng vào lịch làm việc của mình tại tổ chức mới?

Hơn nữa, trong khi ứng viên Castillo muốn tìm sự đồng thuận giữa hai bên để đưa WTO vượt qua khó khăn trước mắt trong việc tự do hoá thương mại thế giới thì Lamy tỏ ra là một người hơi cứng rắn. Ông nhiều lần tỏ ra kiên quyết đối với các nước đang phát triển trong quá trình đàm phán, như việc ép họ phải mở cửa thị trường hơn nữa, minh bạch hoá chính sách và yêu cầu các nước này phải cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp trong nước.

Nếu Lamy kiên trì với các chính sách đó thì rõ ràng là nỗi lo thường trực của các nước đang phát triển hiện nay, bởi nó thường không có lợi cho họ khi tham gia vào sân chơi lớn cùng các nước phát triển trong một cuộc cạnh tranh mà về hình thức là "công bằng".

Ông cũng từng nói phải tự do thương mại, nhưng cái tự do mà ông nhấn mạnh khiến các nước nghèo lo lắng. Cụ thể, ông cho rằng "nông sản phải được đối xử công bằng dựa trên các nguyên tắc mà giày da và dệt may được hưởng". Có nghĩa là, nếu muốn tiếp tục xuất khẩu dệt may và gia dày sang các nước phái triển thì các nước nghèo lại đồng thời phải mở cửa cho nông sản các nước giàu tràn vào. Khi đó, nông sản trong nước của các nước nghèo sẽ chịu tác động nặng nề vì khó cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại đến từ các nước phát triển.

Chính Lamy cũng phải thừa nhận rằng nông sản, một trong những vấn đề gây chia rẽ giữa các nước phát triển và đang phát triển trong các cuộc đàm phán tự do hoá thương mại, hiện vẫn là "câu hỏi rất nhạy cảm" và do đó có thể sẽ phải quyết định mà không thể nào chiều lòng cả hai bên được. Khi đó, phần thiệt có khi lại thuộc về các nước đang phát triển.

Pascal Lamy sẽ chính thức điều hành WTO vào ngày 1/9 tới và câu trả lời sẽ có sau đó ít tháng. Song nỗi lo thì đã xuất hiện và ám ảnh nhiều nước, nhất là khi mục đích thương mại hoá toàn cầu của tổ chức này đang đứng trước những thách thức lớn, bởi các cuộc đàm phán không đi đến thành công như mong đợi.

(Nhật Vy - Theo The Economists)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,