221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
655026
Khi trái cây là sản phẩm du lịch
1
Article
null
Khi trái cây là sản phẩm du lịch
,

Nhiều người nghĩ, trái cây Việt Nam không có thị trường xuất khẩu. Thực tế, mỗi ngày có khoảng 3 khách hàng nước ngoài liên lạc và nhờ hiệp hội giới thiệu và đặt mua trái cây tươi... Nhưng khi xem xét lại năng lực cung ứng, không loại trái cây nào đủ số lượng để xuất. Đó là điều mà tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruit) phát biểu tại buổi hội thảo trái cây Việt Nam trong khuôn khổ Lễ hội trái cây Nam bộ do Sở Du lịch TPHCM phối hợp Vinafruit tổ chức ngày 2/6 tại Khu du lịch Suối Tiên.

Trái cây Việt Nam: 4 không
Bưởi da xanh - đặc sản được đánh giá là loại bưởi ngon nhất hiện nay, với giá bán 18.000 đồng/kg.

Tổn thất trái cây sau thu hoạch hiện nay rất lớn, lên đến 30%-40%, vì vậy, theo tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, giá thành trái cây Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực, nhất là Thái Lan.

Theo tiến sĩ Võ Mai, hạn chế lớn nhất của trái cây Việt Nam là trái gì cũng có, nhưng không có trái gì số lượng lớn; ai cũng trồng nhưng trồng không cùng lúc, nên không thể thu hoạch đồng loạt; mỗi nhà vườn trồng theo những kỹ thuật khác nhau, nên không cùng chất lượng; giá thành quá cao nên không thể có giá chấp nhận được.

Thực tế, trái cây hiện nay mới chỉ có người giàu, người thành thị tiêu thụ; người nghèo, người vùng sâu chưa sử dụng bao nhiêu. Trong khi các nhà máy chủ yếu xây dựng để chế biến, chưa chú trọng nhiều đến sơ chế, do vậy, đến kỳ thu hoạch rộ không chế biến kịp, nhưng do yếu kém trong bảo quản hết để sơ chế nên gần 70% công suất nhà máy không đủ nguyên liệu chế biến sau đó.

Tổ chức lại sản xuất với giống chất lượng là yêu cầu hàng đầu đặt ra hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu cho biết, 11 loại trái cây nhiệt đới nhiều ưu thế được Bộ NN-PTNT xác định: thanh long, vú sữa, măng cụt, cây có múi (bưởi, cam sành), xoài, dứa, vải, nhãn xuồng cơm vàng, đu đủ tím, sầu riêng (9 Hóa, Ri 6). Mỗi tỉnh cần xác định thế mạnh một vài giống để quy hoạch diện tích và đồng loạt trồng theo cùng kỹ thuật để tạo ra lượng hàng hóa lớn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc công nhận xuất xứ địa lý và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa các loại trái cây. Mới đây, việc ra đời liên kết sông Tiền (GAP) do Vinafruit chủ trì là tín hiệu tốt để tổ chức lại sản xuất trái cây ở 6 tỉnh theo hướng ngon, an toàn, sạch. Nếu thành công, đây sẽ là khuôn mẫu để mở rộng sang các vùng khác trong việc tổ chức lại sản xuất trái cây.

Khi du lịch làm lễ hội trái cây

Theo ông Lê Nhựt Tân, Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM, khi biến ngày hội trái cây thành lễ hội trái cây năm 2004, không ít người cho rằng, ngành du lịch TP bị động nên mới lấy trái cây để thu hút du khách. Thật ra, du lịch kết hợp với nông nghiệp không phải là mới trên thế giới. Ngành du lịch TP nhận định, trái cây là mặt hàng có thể thu hút du khách thông qua các hoạt động mang đậm màu sắc lễ hội, đặc sắc riêng Việt Nam.

Ngành du lịch phối hợp với Vinafruit làm lễ hội trái cây tại TP cho du khách nước ngoài, trong đó, có hội thi chế biến thức ăn từ trái cây. Qua đó, sản phẩm nông nghiệp đơn thuần trở thành hàng hóa du lịch. Nếu du lịch không gắn với thương mại, nhà đầu tư, sản phẩm nông nghiệp sẽ không thể có những sản phẩm đặc sắc này.

Sắp tới, tại hội chợ thương mại đầu tư Việt Nam tại Pháp, tỉnh Tiền Giang cử 4 người sang Pháp chỉ với yêu cầu giới thiệu và biểu diễn cách cắt gọt và mời du khách thưởng ngoạn trái cây Việt Nam. Du lịch giúp nâng cao vị thế trái cây Việt Nam và những sản phẩm trái cây sẽ giúp cho du lịch Việt Nam nâng cao hiệu quả tiếp thị và hình ảnh du lịch VN trong lòng du khách.

(Theo SGGP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,