221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
648002
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc tự tìm lối thoát
1
Article
null
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc tự tìm lối thoát
,
Doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã tìm hướng đi mới cho mình khi chư có  giải pháp cho khủng hoảng thương mại Mỹ - Trung.

Nguyên nhân thất bại là cả hai phía chưa thống nhất lập trường. Trung Quốc cho rằng Mỹ bảo hộ mậu dịch, vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong khi Mỹ bác bỏ lập luận đó và cho rằng họ vẫn hành động trong khuôn khổ WTO.

Ngoài ra, Washington cũng muốn ép Bắc Kinh định giá lại đồng nhân dân tệ, tránh ảnh hưởng tới thương mại Mỹ, trong khi Bắc Kinh kiên quyết bác bỏ và cho rằng Mỹ không nên bao gồm vấn đề này khi đang tiến hành đàm phán giải quyết tranh chấp dệt may.

Kéo nhau ra WTO?

Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi sau cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez cùng đại diện thương mại Rob Portman tại Bắc Kinh cuối tuần qua đã phải thốt lên rằng "tranh chấp dệt may là vấn đề quá lớn để giải quyết", ngụ ý sẽ đưa vấn đề lên WTO.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi (phải), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez (giữa) và đại diện thương mại Rob Portman (trái) gặp gỡ tại Bắc Kinh cuối tuần qua.

"Hạn chế mà Mỹ đặt ra ảnh hưởng quá lớn tới công nghiệp dệt may Trung Quốc", bà nói, "Việc này cũng ảnh hưởng tới ngành công nghiệp dệt may trên phạm vi toàn cầu cũng như tới tinh thần mà hệ thống thương mại toàn cầu đã xác lập".

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Tây Lai cũng đồng quan điểm. Ông cho biết Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết vấn đề tranh chấp dệt may với cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong khuôn khổ các quy định của WTO.

Trong khi đó, Mỹ chưa hề tỏ ý sẽ chấp nhận đưa vụ việc ra giải quyết tại WTO hay không. Điều duy nhất mà hai bên đạt được là cam kết tiếp tục đàm phán để tìm giải pháp giải quyết tranh chấp, tránh một cuộc chiến thương mại có thể "phương hại lợi ích của cả hai".

Hướng mạnh về thị trường nội địa

Các nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc đã bỏ ra khoảng 14,3 tỷ USD năm ngoái để xây nhà xưởng mới và nay họ đành phải tận dụng cơ sở đó để phục vụ nhu cầu trong nước, khi căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh với Mỹ và EU tăng cao gần đây.

Các doanh nghiệp này cho rằng, thị trường trong nước sẽ đỡ bớt gánh nặng cho bất cứ sự sụt giảm đơn hàng nào từ phía những đại gia nhập khẩu của hai thị trường lớn nói trên.

Các nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc nỗ lực tìm cách thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay.

"Thị trường nội địa rồi đây sẽ quyết định tới 70% sự tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc", ông Vương Đông Hoa thuộc Công ty Dệt Vĩ Kiều ở Sơn Đông cho biết, "Nền kinh tế chúng tôi đang ngày càng dựa vào tiêu dùng trong nước thay vì dựa vào nguồn vốn từ nước ngoài".

Cơ sở cho việc quay về thị trường trong nước là  thu nhập của người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi có 1/3 dân số sinh sống, đã tăng tới 11% so với năm ngoái, qua đó tăng sức tiêu thụ hàng hoá.

Dệt may Trung Quốc hiện đáp ứng 17% nhu cầu quần áo của toàn thế giới. Trong năm ngoái, cứ mỗi ngày có khoảng 10 nhà máy may mới được xây dựng ở đây. Các nhà máy may này đã tự tìm hướng đi mới để tránh bị phá sản như lo ngại của một số chuyên gia ngay sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc.

Các nhà xuất khẩu cũng có hướng đi mới

"Một khi chưa có thoả thuận nào đạt được giữa hai bên, các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa thể an tâm làm ăn", Cao Hồng, một chuyên gia nghiên cứu tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, nhận xét.

"Doanh nghiệp Trung Quốc nên tận dụng thời gian này mà nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp, cải tiến kỹ thuật và thêm vào sản phẩm của mình nhiều giá trị gia tăng hơn, đi đôi với việc nâng cao thương hiệu quốc tế", ông nói tiếp.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất đã nhận thức rõ nguy cơ phía trước nên đã lập các chi nhánh ở nước ngoài để thâm nhập thị trường các nơi đó, đồng thời tận dụng ưu thế thương mại ít rào cản để tiếp tục xuất khẩu.

"Hướng đi này không những giúp công ty giải quyết khó khăn trước mắt do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gây ra mà còn giúp chúng tôi mở ra hướng mới cho xuất khẩu", chủ tịch một doanh nghiệp dệt may Trung Quốc cho biết.

  • Nhật Vy - Tổng hợp
     


Trung Quốc quyết định tăng thuế xuất khẩu dệt may

Nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại với Mỹ và EU, Trung Quốc bất ngờ quyết định tăng thuế xuất khẩu với 74 chủng loại hàng dệt may.


Trung Quốc không giảm xuất khẩu dệt may sang Mỹ và EU

Trung Quốc cho biết sẽ không cắt giảm xuất khẩu dệt may sang Mỹ, châu Âu dù cả Brussels và Washington đều tỏ ý lo ngại vàhạn chế.


Mỹ hạn chế thêm 5 chủng loại dệt may Trung Quốc

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, khi Washington thông báo sẽ đặt mức hạn chế mới đối với 5 chủng loại quần áo của Trung Quốc.

Mỹ cho Trung Quốc 6 tháng để định giá lại đồng NDT
Sức ép từ Mỹ lên Trung Quốc lại tăng, khi Washington đưa ra thời hạn 6 tháng, buộc Bắc Kinh phải định giá lại đồng NDT.

EC kêu gọi Trung Quốc đàm phán khẩn cấp về dệt may
EC kêu gọi Trung Quốc thảo luận khẩn cấp về dệt may và cảnh báo khả năng áp dụng hạn ngạch đối với 2 trong số 9 mặt hàng bị điều tra.

Mỹ doạ kiện Trung Quốc lên WTO về bản quyền
Mỹ có thể sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới về những hành động vi phạm bản quyền đối các sản phẩm đã đăng ký của họ.

 

Dệt may Trung Quốc - "Cơn ác mộng" quay lại
Ngay sau khi Mỹ quyết định áp dụng hạn ngạch dệt may trở lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đã cực lực phản đối và rất lo lắng.


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,