221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
685986
"Muốn gia nhập WTO, phải nhân nhượng và thỏa hiệp"
1
Article
null
'Muốn gia nhập WTO, phải nhân nhượng và thỏa hiệp'
,

Trong chuyến công tác vừa qua tại Thụy Sĩ, với sự giúp đỡ của Tổ chức "Thụy Sĩ ngày nay" và Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam, chúng tôi đã có dịp thăm trụ sở của Tổ chức Thương mại thế giới, được Tổng giám đốc Supachai Panitchpakdi tiếp và trả lời một số câu hỏi về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.

Soạn: AM 494942 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Supachai Panitchpakdi

Vừa qua Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với hơn 10 nước. Theo ông, liệu Việt Nam có thể trở thành thành viên đầy đủ của WTO vào cuối năm nay? 

 - Chúng tôi muốn kết nạp một số thành viên và Việt Nam có cơ hội trở thành thành viên của WTO như một số nước khác. Để làm được điều đó, các nước đang xúc tiến gia nhập cần phải tạo được lòng tin đối với WTO cũng như các nước thành viên, kể cả tại các cuộc đàm phán song phương.

Hiện tại, còn một số vấn đề cần phải giải quyết trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO. Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam phải vạch ra lịch trình cho việc giảm thuế và phải phê chuẩn một số điều luật. Sau đó, Việt Nam phải trình những vấn đề này cho các nước đối tác đàm phán song phương để chứng tỏ Việt Nam đang đi đúng hướng.

Hiện nay, những vấn đề khúc mắc nhất trong đàm phán gia nhập WTO của nhiều nước là các vấn đề về nông nghiệp và đây cũng là vấn đề Việt Nam hiện gặp khó khăn?

- Tôi hiểu là đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì làm sao vừa đạt được các thỏa thuận song phương vừa mở cửa có lộ trình lĩnh vực nông nghiệp là một khó khăn lớn. Nhưng tôi cũng biết là Việt Nam có thế mạnh về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, thủy sản... Dù có mở cửa thêm nữa thì không nước nào bán gạo rẻ hơn được Việt Nam.

Trong đàm phán về nông nghiệp, hầu hết những quy định mà chúng tôi đạt được đều diễn ra phút chót. Do đó, tại hội nghị cấp bộ trưởng ở Hồng Kông cuối năm nay, mọi người sẽ phải dành nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này mới có thể đúng hẹn vào năm 2008.

Tôi cũng không hài lòng lắm khi chúng ta đôi khi tốn quá nhiều thời gian để giải quyết một số vấn đề suốt nhiều năm qua. Tôi không nghĩ một nước nào đó có thể đạt được tất cả mục tiêu mà họ đề ra khi gia nhập WTO, vì sẽ phải có những nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, ngay cả Mỹ cũng vậy.

Theo ông, Việt Nam còn phải chú ý những vấn đề gì để nguyện vọng sớm gia nhập WTO vào cuối năm nay thực hiện được?

- Để gia nhập WTO, tôi nghĩ Việt Nam phải thay đổi các luật về thuế, thương mại vì hiện nay, những cái này còn chưa đầy đủ. Nhiều nước đang phát triển chưa có khả năng xây dựng những bộ luật hiện đại. Việt Nam là một nước đang phát triển nhanh, hy vọng là Việt Nam sẽ gia nhập đúng thời hạn.

Kể từ khi tôi giữ chức vụ ở WTO, tôi chưa có điều kiện đến Việt Nam, song tôi đã cử trợ lý cao cấp của mình đến Việt Nam quan sát, tìm hiểu, giúp Việt Nam làm những gì để sớm gia nhập WTO. Khi từ Việt Nam về, ông ta nói rằng, Việt Nam đã giải quyết được các vấn đề cơ bản.

Theo tôi hiểu, Việt Nam đã ký được hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Nếu Việt Nam kết thúc đàm phán song phương với Mỹ thì thuận lợi cho việc gia nhập WTO. Tôi cũng không nghĩ Việt Nam gặp khó khăn gì trong chuyện này. Điều quan trọng là Việt Nam cần vượt qua các cuộc đàm phán song phương với các đối tác.

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,