221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
713464
Năng lực cạnh tranh của VN: Vì sao tụt hạng?
1
Article
null
Năng lực cạnh tranh của VN: Vì sao tụt hạng?
,

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá Việt Nam tụt 4 hạng so với năm 2004 trong Bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu, xuống vị trí 81 trong 117 nước được xếp hạng. Tại sao có sự tụt hạng đó?

So với năm 2004, năm nay WEF đã bổ sung thêm 15 nước vào bảng xếp hạng, đưa tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng lên 117.

Soạn: AM 569511 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bảng 1

Năm 2005, cả ba nhóm chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của VN đều giảm so với năm 2004. Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng giảm từ 77 xuống 81, chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp từ 79 xuống 80 và chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp từ 61 xuống 74.

Điều đáng nói là khoảng cách giữa nước ta với hầu hết các nước trong khu vực (trừ Indonesia) đều đã dãn ra thêm 2 đến 11 bậc về năng lực cạnh tranh tăng trưởng, 1 đến 6 bậc về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và 14 đến 15 bậc về năng lực cạnh tranh tổng thể. So với các nước ASEAN, VN được xếp hạng chỉ cao hơn Campuchia (xem bảng 1).

Bên cạnh việc xếp hạng, báo cáo cũng tính điểm số cho từng nhóm chỉ số. Điểm số này cho phép từng nước có thể so sánh với tự bản thân mình. VN nằm trong số 84 nước có điểm số xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng giảm. VN cũng nằm trong số 92 nước có điểm số xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp tăng. Mức tăng của VN là 0,23, thấp hơn mức tăng trung bình của các nước là 0,43 và thấp hơn mức tăng của 88 nước.

Soạn: AM 569513 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bảng 2

Trong các chỉ số bộ phận tạo thành các nhóm chỉ số trên, chỉ số về tham nhũng của nước ta có thứ hạng giảm nhiều nhất (14 bậc), sau đó là chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô (11 bậc), chỉ số về đổi mới (9 bậc). Chỉ số tăng hạng lớn nhất là chỉ số về mức độ lãng phí của khu vực chính phủ. Về các chỉ số chi tiết, so với năm 2004, VN có 5 chỉ số không thay đổi hạng, 56 chỉ số tăng hạng và 74 chỉ số giảm hạng. Bảng 2 liệt kê các chỉ số có sự thay đổi mạnh nhất về thứ hạng.

Những thay đổi thứ hạng của VN trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2005-2006 của WEF cho thấy VN vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong các chỉ số kinh tế vĩ mô, về xóa đói, giảm nghèo và về nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin. Bản thân các doanh nghiệp cũng tin tưởng cao vào triển vọng phát triển kinh tế trong năm tới. Tuy nhiên, thứ hạng năng lực cạnh tranh của VN vẫn luôn bị đánh giá thấp.

Có thể thấy rằng các chỉ số về trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tiếp thị ra thị trường quốc tế, và đặc biệt là tham nhũng của nước ta luôn ở thứ hạng rất thấp qua nhiều năm. Trong khi đó, đây lại là những yếu tố quan trọng tác động tới tăng trưởng bền vững và năng suất hay năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của VN chỉ thật sự có sự thay đổi lớn và ổn định ở thứ hạng cao khi chúng ta xử lý về căn bản những hạn chế nêu trên.  

  • Nguyễn Đình Cung - Phạm Hoàng Hà (Tuổi trẻ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,