221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
798342
Chiết giảm gia cảnh thuế thu nhập: quy định và thực tế
1
Article
null
Chiết giảm gia cảnh thuế thu nhập: quy định và thực tế
,

(VietNamNet) - Chiết giảm gia cảnh được đưa vào trong Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân về nguyên tắc có thể được xem là một bước tiếp cận với cách tính thuế hiện tại của nhiều nước trên thế giới. Nhưng theo một số chuyên gia, điều này chưa hoàn toàn phù hợp với Việt Nam và việc định ra các mức chiết giảm gia cảnh trong Dự thảo chưa phù hợp với thực tế.

Một số người đã có thời gian sống và lao động ở nước ngoài cho biết, ở các nước thu nhập và chi tiêu đều rất minh bạch và được kiểm soát khá chính xác dựa trên hệ thống quản lý và hệ thống hoá đơn; các nước cũng đã xây dựng được các tiêu chuẩn để từ đó có thể tính toán các mức chiết giảm gia cảnh một cách hợp lý.

Một chuyên gia cho biết, một số nước có mức trợ cấp thất nghiệp đảm bảo cho mọi nguời sống ở mức tối thiểu. Từ cơ sở đó, họ xây dựng một mức tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hợp lý cho tất cả mọi người; ai cũng phải đóng thuế nhưng đều vui vẻ chấp nhận làm nghĩa vụ với đất nước, đó là đóng thuế.

Soạn: AM 781913 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá cả ngày càng leo thang, tính toán mức chiết giảm cũng cần phải thực tế.

Việt Nam hiện chưa có một tiêu chuẩn tương tự như trợ cấp thất nghiệp để tính toán, chỉ có một chuẩn thường được các nhà quản lý xã hội các địa phương quan tâm là chuẩn nghèo nhưng rõ ràng không thể lấy mức đó làm cơ sở tính toán được. Bên cạnh đó, chính các nhà quản lý cũng đã thừa nhận mức lương đang được áp dụng phổ biến hiện nay trong các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập và đang phải đẩy nhanh quá trình cải cách tiền lương phù hợp với nhu cầu thực tế, sự phát triển xã hội và tốc độ trượt giá.

Vậy tiêu chí nào để Bộ Tài chính xây dựng mức chiết giảm gia cảnh cho từng đối tượng cụ thể, những con số đưa ra liệu đã phải là kết quả của những cuộc điều tra xã hội cẩn thận hay chỉ là một đề nghị chủ quan.

Cụ thể, mức chiết giảm được đề nghị trong dự thảo Luật thuế TNCN là:

- Chiết giảm cho bản thân cá nhân nộp thuế là 12 triệu đồng/năm hoặc theo phương án cao là 20 triêu đồng/năm.

- Người nộp thuế nếu có vợ (chồng) hoặc con được trừ thêm 3,6 triệu đồng/năm.

- Nếu có người phụ thuộc phải nuôi dưỡng được chiết giảm 6 triệu đồng/năm.

- Nuôi con nhỏ dưới 18 tuổi chiết giảm là 3,6 triệu đồng năm.

Lộc là nhân viên phiên dịch tiếng Trung cho một công ty buôn bán máy móc Trung Quốc khi vào thực tập anh đã được nhận mức lương 1 triệu. Nhưng theo Lộc, anh không thể đủ sống với thu nhập 1 triệu trong thời giá hiện nay. Chỉ riêng tiền ăn mỗi ngày khoảng 30 ngàn nhân với 30 ngày đã mất gần hết lương, 100 ngàn còn lại chỉ đủ đổ xăng và sửa xe để đi lại. Còn tất cả những nhu cầu khác chỉ còn cách nhịn hoặc xin gia đình. Và Lộc không còn cách nào khác là chấp nhận chờ qua 2 tháng thử việc để mơ đến mức lương cao hơn 1,5 triệu đồng cùng thêm nhiều khoản thưởng khác.

Nhưng đó là không tính đến các nhu cầu cần thiết của một bản trẻ là học hành để phát triển: một khoá tiếng Anh bét nhất cũng 500 ngàn cho 3 tháng; học nâng cao bằng cấp trong hệ thống các trường đại học thì học phí cũng 150 - 200 ngàn mỗi tháng... mức giá này cũng chính do nhà nước ban hành cao như thế. Vậy tại sao chỉ chiết trừ cho người độc thân 1 triệu mỗi tháng. Đây là điều không thực tế.

Trao đổi với chúng tôi, Giáo sư Vũ Văn Hoá cho rằng, đời sống thực tế của người lao động hiện rất khó khăn, nhất là trong tình hình giá cả leo thang như hiện nay. Và phải có sự tính toán kỹ lưỡng khi đưa ra các mức tính thuế, không thể áp đặt chủ quan được.

Một công nhân làm việc cho những doanh nghiệp khá hiện nay cũng chỉ có mức lương trung bình 1 triệu đồng/tháng. Hàng ngày họ vẫn chen chúc trong các khu nhà ổ chuột với diện tích trung bình không đến 2m2 mỗi người, có người đến Tết không dám về quê vì không đủ tiền mua vé. Vậy thì 1 triệu đồng được lấy làm mức chiết giảm gia cảnh liệu đã phù hợp với thực tế?

Bên cạnh đó, mức chiết giảm còn quy định, trung bình mỗi người vợ (chồng) hoặc con nhỏ ăn theo người nộp thuế cũng chỉ được chiết giảm 300 ngàn đồng/tháng. 

Thực tế tại những gia đình nuôi con nhỏ cho thấy, giá một hộp sữa bột cho trẻ em loại rẻ nhất hiện trên thị trường là của Vinamilk cũng cho giá 70 - 80 ngàn đồng/hộp, nếu uống bình thường mỗi tuần hết 1 hộp. Đó là chưa kể thuốc men, quần áo, đồ chơi - giáo dục... Chỉ cần một trận ốm đưa cháu vào viện khám, chỉ cần tính một vài dịch vụ thu theo giá nhà nước đã mất không dưới 100 ngàn, chưa kể các phí tiêu cực khác.

Khi bố mẹ đi làm không có người nhà trông giúp phải thuê người bế cháu nửa ngày giá thị trường hiện nay thấp nhất là 400 ngàn tháng, đi học bán trú học phí đã gần 200 ngàn/tháng, khi vào phổ thông lên đại học chỉ riêng các khoản thu theo quy định nhà nước cũng đã tốn không dưới 150 ngàn/tháng.

Thử so sánh với thực tế giá cả hiện nay cũng có thể thấy đây là mức chiết giảm gia cảnh chưa hợp lý. Một trẻ nhỏ không thể được nuôi dưỡng tốt với mức 300 ngàn/tháng. Tương tự, có vợ (chồng) hoặc con ăn theo cũng chỉ được tính 300 ngàn/tháng cũng là một điều chưa hợp lý. Với mức giá hiện nay, thật khó mà nuôi sống bản thân với 10 ngàn tiền ăn mỗi ngày, chưa kể các nhu cầu khác.

Theo một số chuyên gia, những con số dự thảo ban đầu là chưa thực tế lắm. Ông Võ Trí Thành cho rằng việc xây dựng các mức chiết giảm gia cảnh phải dựa trên những điều tra xã hội học, nhất là phải tham khảo ý kiến các hội đại diện cho các nhóm trong xã hội. "Chúng ta chấp nhận việc ai cũng có trách nhiệm với nhà nước nhưng phải tính toàn hợp lý để ai cũng dễ dàng chấp nhận", ông Thành nói.

  • Đông Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,