221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
828290
Xăng tăng giá lên 12.000 đồng/lít
1
Article
null
Xăng tăng giá lên 12.000 đồng/lít
,

(VietNamNet) - Từ 16h chiều 9/8, xăng A92 lên 12.000 đồng; A90 lên 11.800 đồng; A83 lên 11.600 đồng/lít, dầu hoả lên 8.600 đồng, nhiên liệu đốt lò 6.000 đồng/kg. Đây là nội dung của quyết định 41/2006/QĐ-BTC về giá định hướng bán xăng dầu 2006 công bố trong cuộc họp báo 5h chiều nay dưới sự chủ trì của Liên bộ Thương mại và Tài chính.

 

Biện pháp bất khả kháng

Soạn: AM 862115 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cửa hàng xăng dầu 31 (Đường Láng) tăng giá lúc 18h18.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp, ông Trần Văn Tá - Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho rằng, tăng giá là biện pháp bất khả kháng trước tình hình giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao thời gian qua.

Giá xăng dầu quốc tế từ tháng 7/2006 đến nay tăng mạnh, giá dầu thô dao động hơn 73 - 78 USD/thùng. Việc xăng dầu tăng giá 4,3 - 6,9% mức hiện hành đã khiến Việt Nam phải điều chỉnh giá vào ngày 26/4 vừa qua.

Giá xăng quốc tế sau đó tiếp tục tăng; mức bình quân tháng 7 là  0,5 - 7,1% so với tháng 6/2006. Giá dầu thô quốc tế ngày 7/8 là 76,95 USD/thùng, ngày 8/8 là 76,41 USD thùng.

 

Thời gian tới, giá dầu có thể giữ ở mức cao do những biến động chính trị phức tạp ở Trung Đông, sự cố khai thác của BP tại mỏ Alaska - Mỹ; lượng dự trữ ở Mỹ và các nước lớn không ổn định và thấp; chi phí khai thác vận chuyển tăng, khả năng lọc dầu của thế giới không tăng.

 

Theo tính toán của Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm nay ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ kinh doanh xăng dầu 6.800 tỷ đồng. Nếu giá xăng dầu thị trường tiếp tục ở mức cao, giá trong nước vẫn giữ nguyên như hiện nay thì kinh doanh tất cả các loại xăng dầu đều lỗ lớn: Dầu lỗ 2.500 - 2.600 đồng/lít, xăng 800 đồng/lít, mazut 1.100 đồng/kg. 

 

Với mức này, 5 tháng cuối năm dự kiến ngân sách sẽ phải bù lỗ 9.500 tỷ đồng và cả năm bù lỗ khoảng 16.300 tỷ đồng. Chưa kể, ngân sách nhà nước thất thu thuế nhập khẩu khoảng 5.000 - 6.000 tỷ đồng.

 

Hơn nữa, theo Thứ trưởng Bộ Tài Chính  Trần Văn Tá, trong quá trình hội nhập, Việt Nam phải chấp nhận thích ứng với cơ chế thị trường. Việt Nam không thể 1 mình 1 sân, 1 giá. Ngân sách cũng không đủ sức giữ mức giá xăng dầu biệt lập với giá thị trường thế giới và nhất là giá ở các nước lân cận.

 

Với việc điều chỉnh lần này, sẽ giải quyết 1 phần tác động của giá xăng dầu thế giới, hạn chế sự chênh lệch giá các mặt hàng này với các nước láng giềng và buôn lậu qua biên giới; ngân sách nhà nước cũng bớt 1 phần bù lỗ. Theo tính toán với mức giá như tháng 7/2006 và mức giá mới ở trong nước thì 5 tháng cuối năm, dự kiến bù lỗ kinh doanh xăng dầu chỉ vào khoảng 6.100 tỷ đồng; cả năm bù lỗ khoảng 12.900 tỷ đồng.

 

Theo nhận định chung, việc tăng giá lần này  tiếp tục chủ trương chia sẻ trách nhiệm  giữa nhà nước, DN và người dân. đồng thời, giúp DN sử dụng nhiều xăng dầu thích ứng dần và chủ động hơn trong thị trường thời kỳ hội nhập.

 

Không tăng giá điện, than

 

Thứ trưởng Trần Văn Tá cho biết, trước khi tăng giá, Chính phủ và các bộ ngành đã bàn tính kỹ để lựa chọn phương án tăng giá tác động ít nhất đến nền kinh tế trong nước. Theo đó, mặt hàng dầu, nguồn nhiên liệu sản xuất chính của nhiều DN chỉ tăng 8 - 9%; không gây sốc đối với sản xuất của các DN, không ảnh hưởng chất lượng tăng trưởng GDP.

 

Bộ Tài chính đã dự tính, mức giá xăng dầu mới mới sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế; giá cả có thể tăng từ 0,05 - 4,9% tuỳ lĩnh vực. Cụ thể: điện, than, giấy, xi măng tăng giá 0,06 - 0,9%; vận tải 1,7 - 4%; nông nghiệp 0,05 - 0,8%; đánh bắt xa bờ 4,9%.

 

Về một số biện pháp bình ổn trước mắt, ông Tá cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các ngành và địa phương ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tăng giá xăng dầu  để tăng giá các sản phẩm khác 1 cách không hợp lý. Tiếp tục làm tốt các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người dân và các mặt hàng cơ bản phục vụ sản xuất. Triệt để thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

 

Trước mắt, Chính phủ đã quyết định không tăng giá than và điện để thực hiện kiểm soát lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

 

Bên cạnh đó, các DN đầu mối tiếp tục đảm bảo nguồn cung cho sản xuất và tiêu dùng theo nguyên tắc giá có thể lên xuống nhưng không thể thiếu hàng. Nhà nước chấp nhận bù lỗ cho các DN, DN sẽ được tạm ứng 95% số lỗ phát sinh thực tế. Cuối năm sẽ thực hiện bù lỗ đầy đủ theo quyết toán.

  • Đông Hiếu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,