221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
847734
Mở rộng đối tượng phải cổ phần hoá?
1
Article
null
Mở rộng đối tượng phải cổ phần hoá?
,

(VietNamNet) - Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhằm thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước sang công ty cổ phần.

Dự thảo nghị định mới đã bổ sung thêm đối tượng cổ phần hoá là các công ty TNHH Nhà nước một thành viên; Tổng công ty, công ty nhà nước độc lập là công ty mẹ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên.

Soạn: HA 912171 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những DN cổ phần hoá đủ điều kiện phải niêm yết trên sàn chứng khoán ngay. (Ảnh: N.V)

Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá cần đảm bảo 2 điều kiện là: thứ nhất, không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Thứ 2, sau khi xử lý tài chính doanh nghiệp không bị âm vốn nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, quy định tại Nghị định 187 thì chỉ cổ phần hoá những đơn vị còn vốn nhà nước. Nhưng thực tế cho thấy có doanh nghiệp sau khi được xử lý các tồn tại về tài chính và thực hiện một số giải pháp cơ cấu lại, nếu có hướng phát triển tốt thì mặc dù không còn vốn nhưng vẫn cổ phần hoá được và vẫn thu hồi được một giá trị nhất định sau khi tổ chức đấu giá bán cổ phần. Do đó, cần có sửa đổi để cho phép cổ phần hoá cả doanh nghiệp loại này.

Điều đáng chú ý, dự thảo Nghị định sửa đổi đã nâng tỷ lệ cổ phần bán đấu giá công khai từ 20% hiện nay lên không thấp hơn 30% vốn điều lệ. Điều này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược góp vốn mua cổ phần và tham gia quản lý doanh nghiệp, đảm bảo điều kiện về số lượng cổ đông đại chúng khi tham gia thị trường chứng khoán

Khi xây dựng phương án cổ phần hoá, doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và dự kiến số lượng cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược trình cơ quan quyết định cổ phần hoá phê duyệt. Giá bán cho các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư hoặc theo giá thoả thuận nhưng không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường.

Phương thức bán cổ phần lần đầu cũng sẽ được mở rộng hơn. Nếu như hiện nay chỉ quy định phương thức bán đấu giá thì dự thảo nghị định đã đưa thêm các hình thức khác như bảo lãnh phát hành, bán thoả thuận trực tiếp. Nếu áp dụng phương thức đấu giá công khai, DN có khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng thì được đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian. Ngược lại, nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng thì nhất thiết phải đấu giá tại các tại trung tâm giao dịch chứng khoán.

Điều đáng chú ý, dự thảo nghị định đã bỏ quy định nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước mà mở rộng đối tượng nhà đầu tư chiến lược bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xoá bỏ cơ chế ưu đãi giảm giá bán cổ phần 20%. Đồng thời ghi rõ, Nhà đầu tư chiến lược không bao gồm các pháp nhân trong cùng Tổng công ty, Tập đoàn, tổ hợp công ty mẹ - công ty con khi cổ phần hoá các đơn vị thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc của các đơn vị này.

Theo ban soạn thảo nghị định, việc quy định nhà đầu tư chiến lược là nhà đầy tư trong nước không còn phủ hợp. Quy định này còn phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; chưa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào doanh nghiệp cổ phần hoá. Hơn nữa, thực tế triển khai có những đơn vị đã xác định nhà đầu tư chiến lược là người lao động trong doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành viên trong nội bộ của Tổng công ty làm hạn chế khả năng huy động vốn trong xã hội, thay đổi phương thức quản lý.

Bên cạnh đó, việc quy định giảm giá 20% bán cổ phần cho nhà đầu tư tiềm năng là không cần thiết vì các nhà đầu tư tiềm năng đều có tiềm lực về tài chính, họ góp vốn mua cổ phần với kỳ vọng tham gia quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần được ưu đãi quyền mua cổ phần hơn là ưu đãi giảm giá. Ngoài ra, cung cần lưu ý là thời gian tới sẽ cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn, nếu tiếp tục giảm giá bán cho nhà đầu tư chiến lược thì số tiền ưu đãi giảm giá sẽ rất lớn.

Dự thảo nghị định cũng yêu cầu những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan về chứng khoán phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch ngay trên Trung tâm giao dịch chứng khoán trong quá trình cổ phần hoá. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá phải hướng dẫn và xây dựng phương án niêm yết, đăng ký giao dịch ngay trong phương án cổ phần hoá

Quy định này được đưa ra nhằm gắn kết quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc phát triển thị trường chứng khoán, tăng số lượng và chất lượng các công ty thực hiện đăng ký niêm yết, giao dịch. Đảm bảo yêu cầu nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin và gắn kết cổ phần hoá với phát triển thị trường chứng khoán.

Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2004. Sau một thời gian áp dụng đã phát sịnh một số vấn đề cần được sửa đổi bổ sung cho phủ hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất là các quy định mới cỉa Luật Doanh nghiệp 2005. Hiện nay, dự thảo mới hoàn thành bước đầu và đang được đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành trước khi hoàn chỉnh để trình Thủ tướng.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,